Giải pháp chung cho hôn nhân và tiền bạc
1. Có ước mơ lớn và vạch ra từng mục tiêu nhỏ
Sau khi đã thanh toán các khoản chi phí cố định, nhiều cặp vợ chồng thường cãi vã về các khoản phát sinh, chẳng hạn anh chồng muốn mua một chiếc TV HD nhưng cô vợ thì cảm thấy không cần thiết.
Để tránh xung đột, hãy chia sẻ ước mơ của bạn. Khảo sát của Allvine (tác giả cuốn sách “Chuyên Gia Tài Chính Trong Gia Đình: Kế Hoạch Công Việc Cho Tình Yêu Và Tiền Bạc”) cho thấy những cặp vợ chồng không bị mắc kẹt trong các khoản chi tiêu vụn vặt hàng ngày thường rất hài lòng với ngân sách của họ. Bạn không thể bắt một người quen vung tay quá trán mỗi tháng chỉ được tiêu trong một chừng mực nhất định. Nó cũng giống như việc bắt họ ăn kiêng, họ có thể chịu đựng một thời gian nhưng rồi sau đó sẽ lại chè chén no say. Người bạn đời của bạn sẽ nói “anh/em sẽ tiết kiệm”. Và họ bắt đầu cắt giảm tách café thường ngày vẫn gọi thêm. Nhưng người ta hiếm khi nợ nần vì tiền uống café, có chăng thì đó là vì căn nhà họ không đủ tiền trả hoặc chiếc xe mà họ không nên đi.
Allvine khuyên bạn hãy học cách sắp xếp ước mơ lớn của đời mình thành các mục tiêu nhỏ, ví dụ như: khởi đầu việc kinh doanh, mua một căn hộ, tiết kiệm tiền đi nghỉ mát... Khi đặt tên cho từng ước mơ, cả hai đều biết rõ tiền mình kiếm ra để làm gì, và sẽ không tiêu xài nó cho bất cứ việc nào khác.
2. Nói chuyện thẳng thắn trước khi tiến tới hôn nhân
Bởi những cặp vợ chồng ngày nay kết hôn muộn, hoặc tái hôn nhiều lần, họ gặp nhiều thách thức khi kết hợp nguồn tài chính của đôi bên. Có người mang theo những đứa con từ cuộc hôn nhân trước, người khác thì phải chăm sóc bố mẹ già. Dù giàu có hay không, trước khi cưới các bạn cần một thỏa thuận rõ ràng về khả năng tài chính và những đối tượng mình có trách nhiệm chu cấp tiền bạc. Điều đó giúp cả hai sớm xác định tư tưởng và thông cảm với nhau.
3. Vạch kế hoạch ra giấy
Một khi hai vợ chồng đã đồng tình về các khoản chi tiêu thì sẽ cùng có chung những lo sợ và mục tiêu phấn đấu. Thực ra chúng ta không tranh cãi vì tiền bạc mà vì những ưu tiên, sợ hãi và quyền lợi. Một kế hoạch viết ra giấy ở mức độ nào đấy sẽ mang lại những hứa hẹn và sự đồng cam cộng khổ.
4. Tạo không gian thích hợp
Địa điểm và cách thức bạn bàn chuyện tiền nong cũng đóng một vai trò quan trọng. Bà nội trợ Schwab-Pomerantz chia sẻ “phải đảm bảo hai người được ở một nơi dễ chịu và nên biết trước các bạn sắp bàn về vấn đề gì”
Schwab-Pomerantz và chồng bà thường đi leo núi vào cuối tuần ở vùng núi gần nhà bà thuộc Vịnh San Francisco. “Chúng tôi để bọn trẻ ở nhà và không phải căng thẳng ngồi nhìn vào mặt nhau. Sẽ chẳng ai phải nổi cáu bỏ sang phòng khác. Khi đi leo núi, chỉ có hai chúng tôi và ở nơi dễ chịu đó chúng tôi sẽ cùng trò chuyện về những lo lắng cũng như dự định trong cuộc sống”
5. “Góp gạo thổi cơm chung”
Độc lập tài chính thì mỗi người sẽ tự làm chủ cuộc sống của chính mình nhưng các nhà tư vấn cho rằng đời sống tài chính tách biệt là mối đe dọa nguy hiểm cho hôn nhân. Chuyên gia tư vấn Greenberg nhận định “lúc đó mỗi người chỉ lo giữ khư khư tiền của mình”.
Việc sử dụng tài khoản chung chứng tỏ rằng hôn nhân của bạn vẫn bền vững. Tài khoản đó nên vì mục đích chung: xây dựng quỹ dự trữ, tiết kiệm tiền cho con học đại học... Dùng tài khoản chung nhưng mỗi người cũng đừng quên tạo một tài khoản nhỏ cho riêng mình.
Theo MBG/Dân Trí
0 nhận xét:
Đăng nhận xét