Gia đình , nuôi dạy con , nội trợ

Thứ Ba, 16 tháng 12, 2014

Có nên dạy con học chữ sớm?


Trong trào lưu cho trẻ học trước khi vào lớp 1 hiện nay, nhiều cha mẹ đã không cân nhắc kỹ, bắt con học sớm, chạy đua vào lớp 1… và kết quả là trẻ trở nên sợ học, chán học khi  chính thức đi học.



Theo ThS Tâm lý học Tạ Thị Thu Huế trả lời trên báo Gia đình Online, 4 đến 5 tuổi là giai đoạn trẻ có nhu cầu vui chơi, khám phá thế giới xung quanh.Với trẻ dưới 6 tuổi, học trước sẽ gây hại về nhiều mặt: trẻ mất cơ hội vui chơi để rèn luyện cơ thể, rèn luyện kỹ năng sống, độ khéo léo của bàn tay, sự tập trung của tư duy.

Bàn tay và ngón tay của con chưa đủ khéo nên viết chữ xấu, sau này khó luyện cho trẻ viết chữ ngay ngắn hơn những trẻ học viết đúng tuổi. Con bé quá, khó tập trung nên thường nghịch phá, mải chơi hơn học… Điều này tạo thói quen học không tốt cho trẻ trong tương lai. Vừa gây bực bội cho cha mẹ và thầy cô, từ đó, người lớn dễ nổi giận, đánh mắng trẻ, càng khiến trẻ sợ học.Học chữ sớm gây hại cho trẻ về mặt tâm lý

Khi trẻ bị gò ép vào khuôn phép quá sớm sẽ gây căng thẳng, bực bội cùng các kỹ năng, tiếp thu bài chưa tốt, khiến con tự ti, sợ học. Không chỉ vậy, biết chữ sớm sẽ khiến con khi vào lớp 1 có tâm lý chủ quan, chán học, mãi chơi, mất tập trung, tạo thói quen học không tốt cho trẻ.





Không chỉ vậy, việc một số bé học trước sẽ gây khó khăn cho giáo viên trong việc tổ chức lớp học có sự chênh lệch về trình độ. Điều này có thể khiến giáo viên chủ quan, giảm trách nhiệm dạy bảo trẻ, đi theo nhu cầu số đông sẽ khiến các bé chưa học bị thiệt thòi. Việc cha mẹ cho con học trước vừa làm khó chính con mình, vừa làm khó giáo viên.

Làm sao để trẻ không bị "đánh cắp tuổi thơ"?


Chỉ cần cha mẹ thực sự muốn những điều tốt đẹp cho con, sẽ có cách sáng tạo riêng để "dạy" con học. Trước hết, cha mẹ cần thống nhất quan điểm: Trẻ cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng nền tảng để chuẩn bị tốt nhất cho việc vào lớp 1 chứ không phải học trước chương trình lớp 1.

Trẻ cần nhận viết thế giới xung quanh, biết các mối quan hệ xã hội ngoài gia đình, biết tự bảo vệ, giữ mình an toàn, biết sơ lược về chữ cái, số học… hay đơn giản trẻ cần biết tự phục vụ bản thân vì lên lớp không có cô bảo mẫu nữa.

Vậy để trang bị kỹ năng cho trẻ tự tin vào lớp 1, cha mẹ có thể dạy con học qua các trò chơi hằng ngày. Mua những đồ chơi phù hợp cho bé. Chẳng hạn, bạn có thể mua bộ đồ chơi chữ cái và số cho con. Mỗi ngày đi làm về, cha mẹ có thể lấy một chữ cái làm "quà" tặng con.

Vừa khích lệ tinh thần của trẻ, vừa có thể dạy con thông qua món quà đó. Sau khi bé nhận quà, bạn có thể liên tục chơi với con bằng món quà đó như: "Con lấy cho mẹ chữ a", "Con cho bố xem chữ a mẹ tặng nào"…

Sau đây là một số gợi ý bố mẹ có thể giúp trẻ vừa chơi vừa học:1. Tăng cường vốn từ vựng và khả năng đọc cho trẻ: Đọc truyện cho bé hàng ngày và đọc từ nào thì chỉ vào từ đó. Đọc một từ thật to, nói "cá" và chỉ cho bé xem từ "cá" và hình ảnh con cá minh họa. Với cách này, bé sẽ tập nói bằng sự liên hệ giữa từ ngữ và hình ảnh.

Nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt. Ngôn ngữ càng đơn giản và có tính miêu tả càng tốt. Nói về những gì bé quan tâm, nói về những gì bé nhìn, nghe, sờ, ngửi, nếm, thấy. Và mô tả các vận động của bé khi cử động. Mẹ con cùng đóng kịch, tập kể chuyện, …

2. Luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và học viết chữ: Cho bé tô màu, tô chữ, nặn tượng, cắt dán.


3. Học toán: Trò chơi: Đếm, đếm, đếm: cha mẹ cùng con đếm mọi vật xung quanh. Đếm số bát trên bàn ăn, đếm số người trong gia đình, đếm xe qua lại trên đường…


Phân loại đồ vật: Giúp bé học cách phân loại động vật, xe cộ, sách, đồ chơi hoặc những đồ vật mà bé thích. Hãy phân loại theo nhiều cách khác nhau (chẳng hạn theo kích cỡ, màu sắc, vật liệu, chức năng, hình dạng, số chân/bánh xe…

Nhận biết thời gian: tập nhìn đồng hồ, quy định số phút cho mỗi trò chơi, thi: ai nhanh hơn,…

Nhận biết hình dạng đồ vật: Cha mẹ chỉ cho bé các vật xung quanh nhà: như tivi hình chữ nhật, cái bát hình tròn… Đố bé đi tìm các vật có hình tròn, hình vuông, …

Ngoài ra, cha mẹ rất cần dạy con tính tự giác: vào bàn học đúng giờ (mỗi lần tập ngồi học chỉ nên 10-15 phút), hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng thời hạn (ví dụ: quy định tô chữ 1 trang trong 10 phút), tự thay đồ, tự xúc ăn, tự đi vệ sinh, tự sắp xếp quần áo, sách vở…

Cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện với con về trường học, về thầy cô bạn bè khi vào lớp 1, về niềm vui khám phá tri thức, lợi ích của việc học, ước mơ của con… Những nội dung này rất cần khi chuẩn bị tâm lý cho con vào lớp 1 tự tin và thích học.

Theo Hạ Vy - Phununews.vn

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

Thứ Năm, 1 tháng 5, 2014

Phát hoảng vì ông xã "chiến đấu" đến 1 tiếng đồng hồ




Cưới nhau 4 năm, đã có một mặt con, năm nay ông xã 32, còn tôi 27 tuổi. Hồi mới cưới, tôi nghĩ do vợ chồng còn trẻ nên sung sức, mỗi lần gần nhau, ông xã có thể chiến đấu 45 phút đến 1 giờ. Lúc đó chưa có con cái, vợ chồng son thong thả nên tôi có thể “đua” theo ông xã cho đến khi anh ấy về đích.

Sau này bầu bí rồi sinh con, tôi thấy sức khỏe sa sút rất nhiều nên không còn ham muốn như xưa. Thế nhưng ông xã thì vẫn bình thường, vẫn tuần 3-4 cữ, mỗi cữ 45 phút… Tôi nghe người ta chỉ nên nấu canh rau răm cho anh ấy ăn, làm sữa đậu nành cho anh ấy uống mà thấy chẳng xi- nhê gì.

Có cách nào để anh ấy giảm thiểu đòi hỏi hay không? Tại sao chồng tôi lại chậm về đích như vậy?

thuthao… @gmail.com

Hôn nhân rạn nứt lớn từ 10 điều như... vô hại




Không chỉ sự giả dối hay nghiện ngập mới có thể gây ảnh hưởng đến tình yêu của các cặp đôi. Đôi khi, những chuyện nhỏ lại là nguồn gốc phá hoại hôn nhân. “Bởi vì, những điều nhỏ nhặt có thể bị tích tụ lại, dần dần tạo thành khoảng cách thực sự giữa các đôi. Và điều đó giải thích tại sao, sự linh hoạt, chân thành và hài hước trong giao tiếp rất quan trọng cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc” - Tiến sĩ Victoria Fleming, một nhà trị liệu hôn nhân ở Chicago (Mỹ) cho biết.


Vì vậy, hãy bảo vệ tình yêu của các bạn trước 10 nguy cơ gây rạn nứt dưới đây.


Tìm kiếm người cũ trên Facebook 


“Tò mò về những người yêu cũ là một lẽ tự nhiên, nhưng nếu bạn theo sát anh ta trên Facebook thì có khả năng là bạn đang tìm kiếm thứ gì đó còn thiếu. Điều thiếu hụt đó anh ta có thể mang lại còn chồng bạn thì không. Thêm vào đó, bạn luôn có thể bị bắt gặp” - Tiến sĩ Fleming nói. Vậy hãy nhớ rằng, có lý do để bạn không thể tiếp tục với anh ta trong quá khứ. Và vì thế đừng tốn thêm thời gian thêm nữa, hãy dành năng lượng đó vun đắp cho cuộc hôn nhân của bạn.









Dán mắt vào điện thoại thay vì chúc ngủ ngon

“Rất nhiều người trong chúng ta nghiện các thiết bị điện tử của mình, nhưng trái đất cũng chưa thể tận thế nếu bạn không check mail trong khoảng từ 10 giờ đêm đến 7g sáng.” Tiến sĩ Fleming nói. “Đừng để chiếc điện thoại chia cắt tình yêu của các bạn. Hôn chồng trước khi đi ngủ là rất quan trọng, vì nó thể hiện sự thân mật, đồng thời gửi thông điệp rằng chồng mình luôn được ưu tiên. Nó có ý nghĩa rằng, "anh là người cuối cùng em nhìn thấy trước khi đi ngủ và là người đầu tiên em nhìn thấy vào buổi sáng".


Bỏ quên sự hài hước 


Sự hài hước rất cần thiết cho các mối quan hệ, không riêng gì quan hệ vợ chồng. Với sự hài hước, bạn sẽ thấy mọi thứ nhẹ nhàng hơn. Đôi khi, các bạn có thể giải tỏa căng thẳng chỉ với một câu nói vui vẻ.









Không đánh giá cao “đối tác”


Các ông chồng cũng thích được ghi nhận mỗi khi anh ta hoàn thành một công việc nhỏ nào đó, như rửa bát chẳng hạn. Nhiều bà vợ thường “phản pháo” lại rằng, dù họ làm bao nhiêu việc trong nhà đi chăng nữa thì cũng không bao giờ nhận được lời cảm ơn từ chồng mình, vậy tại sao họ phải làm ngược lại?. Nhưng rõ ràng, điều này là không nên. Bản chất của đàn ông là cần cảm giác được đánh giá cao, vậy nếu việc làm của anh ấy khiến bạn vui, hãy hào phóng một lời khích lệ. Hơn nữa, khi được đánh giá cao, chàng sẽ còn giúp bạn nhiều việc hơn nữa đấy.


Đi ra ngoài quá nhiều


Bạn có thể là người phụ nữ thích các hoạt động xã hội, cộng đồng, trong khi chồng bạn lại thích ở nhà. Những cuộc gặp gỡ, tụ tập, ăn uống khiến bạn cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là thời gian dành cho người bạn đời bị "cắt xẻo" và sự gắn kết ngày càng lỏng lẻo. Hậu quả của nó bạn có thể đoán rồi đấy. Bởi thế, hãy gần gũi chàng hơn, có thể rủ chàng tham gia cùng bạn, hoặc ít nhất cũng dành một khoảng thời gian để hò hẹn cùng chàng.

Có nhiều mối bận tâm khác trong cuộc sống


Sự nghiệp, các mối quan hệ xã hội... có thể lấy hết thời gian của bạn. Nhưng hãy khoan, đi chậm một chút, bạn sẽ thấy xung quanh còn rất nhiều điều đáng chú ý, đặc biệt là mối quan hệ với ông xã. Bạn nên lập thời gian biểu, thời gian nào dành cho công việc và khoảng thời gian nào là dành cho gia đình, chồng con.









"Bủn xỉn" trong việc ngủ

Nếu bạn gặp vấn đề về giấc ngủ đêm, mối quan hệ của vợ chồng bạn cũng có thể bị ảnh hưởng. Khi các bà vợ mất nhiều thời gian hơn để bước vào giấc ngủ, cả chồng và vợ đều cảm thấy tiêu cực hơn vào ngày hôm sau. Bạn nên loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như tìm cách cải thiện nó để mối quan hệ vợ chồng bạn được hứng khởi hơn mỗi ngày.


Nói về tất cả mọi thứ


Giao tiếp cởi mở là chìa khóa thành công cho mọi cuộc hôn nhân, nhưng bạn đừng nhầm lẫn điều đó với nói nhiều và nói liên tục, đặc biệt nếu bạn nói theo hướng chỉ trích tiêu cực. Vậy nên, nếu muốn chồng sẻ chia với bạn thật nhiều trong tâm tư hay công việc gia đình, hãy nhẹ nhàng và tế nhị với anh ấy nhé.









Nói dối về việc mua sắm


Bạn nhận ra rằng, mình là con nghiện mua sắm và thường xuyên tiêu quá ngân sách? Nếu bạn có ý định che giấu những món đồ mà bạn vừa mua hay hạ thấp giá của chúng xuống để chồng không "xót" thì đó là một sai lầm. Dần dà, bạn sẽ cảm thấy việc giao tiếp với chồng trở nên tệ hại hơn. Hãy thành thực nếu lỡ quá tay, còn không, tốt nhất là hãy "cai" bớt.


Chú ý đến con cái hơn chồng



"Các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ, thường dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc và nuôi dạy con cái. Đó là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, nếu bạn quá quan tâm và can thiệp quá nhiều vào cuộc sống của chúng, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian. Trong lúc đó, chồng của bạn có thể đang cô đơn và lang thang đâu đó. Mối quan hệ vợ chồng chắc chắn bị rạn nứt và sự thân mật bị hủy hoại” - Tiến sĩ Fleming cho biết.

Theo Redbookmag/Đẹp






Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Những sai lầm kinh điển vợ chồng son thường mắc phải



“Lạm dụng chuyện ấy quá nhiều và ít có sự chia sẻ”

Theo người phụ nữ trẻ 26 tuổi tên Thu Hiền thì: Tuy mới cưới 4 tháng nay nhưng điều mà vợ chồng Hiền hay nhiều cặp vợ chồng son khác thường hay mắc sai lầm trong giai đoạn này đó là “yêu” nhiều hay nói cách khác là lạm dụng chuyện ấy.

Theo Hiền giải thích: “Vợ chồng mới cưới nên rất ham hố khám phá cơ thể và thích thú khi được ở gần bên nhau. Những lúc ấy, vợ chồng mình thường quan hệ tình dục với nhau rất nhiều lần. Có hôm anh xã đòi yêu tới 3-4 lần.

Nhiều khi mình cũng thấy hai đứa đã lạm dụng quá chuyện ấy. Nhưng vì yêu chồng, hơn nữa cũng cảm giác rất thích thú với chuyện đó nên mình cũng đồng ý. Có đôi lúc mình cảm thấy mệt mỏi nhưng vẫn không dám chia sẻ cũng như không nỡ từ chối vì sợ anh xã buồn.

Song đến giờ, mình mới thấy điều này là sai lầm. Bởi vợ chồng mới cưới dù có ham muốn nhiều thế nào cũng nên duy trì chuyện ấy trong chừng mực. Nhất là cả hai nên ‘yêu’ trong tâm trạng hoàn toàn thoải mái, tràn đầy năng lượng mỗi khi xong việc.

Đặc biệt, những người vợ trẻ nên tranh thủ những lúc gần gũi ban đầu hay những khi còn là vợ chồng son mà nên chia sẻ thẳng thắn những xúc cảm hoặc sự e ngại của mình với chuyện ấy. Để chuyện ấy của vợ chồng được chia sẻ thường xuyên và hiểu nhau hơn”.

Khi mới bắt đầu bước vào cuộc sống vợ chồng son, vì hàng ngày phải làm quen với cuộc sống mới, những mối quan hệ 2 bên nội ngoại nên thời gian này, nhiều cặp đôi thường rất thờ ơ và hay xao nhãng với bạn bè. Thậm chí nhiều cặp vợ chồng son còn ngừng liên lạc với bạn bè họ trong thời gian dài.

Vợ chồng mình cũng không ngoại lệ và bản thân mình cũng mắc phải sai lầm này. Để tập trung chăm chút cho cuộc sống mới đầy bỡ ngỡ, mình và anh xã đã từng quên mất sự hiện diện của nhiều đứa bạn thân bên cạnh. Đặc biệt là mình, cứ đi làm về lại lo cơm nước cho anh xã, mình tự nguyện rời xa những buổi bù khú hay tụ tập với đám bạn.

Cứ thế, mình thờ ơ, xao nhãng với bạn bè cho tới khi mình gặp nhiều mâu thuẫn với nhà chồng. Lúc này, mình muốn tâm sự và chia sẻ với những người bạn thân. Và mình chợt giật mình nhận ra, đã gần 1 năm mình không còn qua lại với bạn bè thân. Cũng may, bạn bè trách cứ rồi vẫn đón nhận lại mình như trước” - Đây là những lời chia sẻ rất thật lòng của Lê Thanh, 25 tuổi (Nhân viên du lịch).

“Để hình ảnh bản thân dần xuống cấp trong mắt bạn đời”

Khi mới kết hôn, Quỳnh Liên (29 tuổi, kế toán) kể: “Ngay khi vợ chồng cưới nhau khoảng 2 tháng, mình đã choáng váng với sự thay đổi chóng mặt của anh xã. Mình thấy, hình ảnh của anh xã sau hôn nhân với trước hôn nhân sao mà khác nhau một trời một vực.

Nếu trước đây anh xã là người ý tứ, ăn nói nhẹ nhàng đúng mực thì sau 2 tháng kết hôn, anh chẳng giữ gìn lời ăn tiếng nói của mình nữa. Ngoài ăn nói sỗ sàng, anh còn hay “đệm” từ. Mình nghe rất khó chịu và đã nhắc nhở anh nhiều lần nhưng xem ra bản chất rồi không thay đổi được.

Đã thế, anh còn cứ “quăng bom” rất tự nhiên và vô ý tứ. Rồi còn thói quen để đồ đạc, quần áo bừa bãi. Thậm chí, lấy nhau rồi mình mới biết anh rất lười biếng đánh răng buổi tối. Cứ tối đến, ăn uống xong xuôi, mình lại hò khản cổ, anh mới chịu đi đánh răng.

Mình toàn than rằng: ‘Em bị anh lừa’ thì anh cũng hồn nhiên bảo lại: ‘Ai bảo dễ tin, có thằng đàn ông nào cầm dùi đục đi cưa gái đâu. Thôi, tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Ngoài mấy điểm này, anh vẫn là người đàn ông chuẩn là được rồi?’”.


“Chiến tranh lạnh của vợ chồng xảy ra chỉ vì những điều vặt vãnh”

“Ngày còn là vợ chồng son, vợ chồng mình rất hay có những cuộc chiến tranh lạnh ngắn ngày bởi cứ cãi cọ với nhau những điều rất vụn vặt: chuyện chồng không nhiệt tình đưa vợ về nhà ngoại ngày cuối tuần, chuyện chồng không giúp đỡ vợ, rồi cả những chuyện ‘trời ơi đất hỡi’ bé xíu như cái kim: ăn không gắp cho vợ, đi chơi một mình, không ăn hết phần thức ăn vợ nấu…

Vợ chồng mâu thuẫn, là vợ mình cứ bị căng thẳng, mệt mỏi với những điều này. Trong khi chồng mình cứ nhởn nhơ cười nhăn cười nhở. Đáng ghét nhất là chồng không còn ‘xoắn’ lên mỗi lần vợ giận dỗi nữa mà nịnh không được thì chồng cũng mặc kệ vợ luôn.

Theo mình, vợ chồng son để tình trạng chiến tranh lạnh vì những điều nhỏ nhặt là điều rất sai lầm. Bởi nếu tình trạng này kéo dài, cuộc sống của vợ chồng sẽ rất mệt mỏi và lúc nào cũng căng lên như dây đàn.

Ngược lại, để giúp tránh khỏi sai lầm này, mỗi khi vợ chồng giận nhau, hãy bỏ ra ngoài hoặc tìm cách thư giãn để bình tĩnh trở lại trước khi có thể nói ra những điều khiến bạn có thể hối hận vì đã làm tổn thương nửa kia” - Xuân Hồng, 30 tuổi chia sẻ.

Theo PLXH


Độc thân đâu có tệ!





Độc thân đâu có tệ! 1


1. Nhiều lần trải nghiệm cực khoái


Thực tế, 44% người độc thân đạt được cực khoái trong 90 - 100% những lần gần gũi đối tác quen thuộc. Thêm một thông tin thú vị là các đối tượng có khả năng đạt nhiều cực khoái bao gồm người sống ở Miami (Mỹ), người tóc đỏ, người làm việc liên quan đến máy tính.


2. Có niềm tin rất cao


Có thể họ chưa tìm được nửa kia của mình, nhưng 89% trong số họ tin rằng sẽ có hôn nhân hạnh phúc với một người mãi mãi. Thêm nữa, 51% người độc thân còn tưởng tượng đến tương lai lâu dài ngay trong lần hẹn đầu tiên. Đúng vậy, họ là những người rất lạc quan!


3. Cơ hội vẫn rất tốt


31% số người độc thân có “tình một đêm” biến thành mối quan hệ nghiêm túc.


4. Họ “văn minh” và ủng hộ bình đẳng giới


92% đàn ông độc thân hoàn toàn có cảm tình với phụ nữ ngỏ lời mời bạn trai đi chơi trước chứ không hề phán xét.


5. Giàu có


Người độc thân có nhiều thời gian cống hiến cho công việc hơn bởi thế họ thường có thu nhập cao hơn, lại không phải lo chi phí sinh hoạt cho cả một gia đình. Tiền kiếm được thường tiêu vào vui chơi cá nhân, gặp gỡ bạn bè, đi bar, giải trí. Các ngành dịch vụ sẽ đóng cửa nếu không có họ, ở một góc độ nào đó, họ chính là người hùng của nền kinh tế.


6. Không cần cạo “vi-ô-lông”


Lông chân, dưới cánh tay, hay ria mép, nếu không thích họ sẽ chẳng việc gì phải cạo. 15 phút mỗi sáng dành cho việc này sẽ được dùng cho những hoạt động khác thú vị hơn, hay đơn giản chỉ là nằm lười thêm một chút.


7. Đêm hoang dã


Người đã có gia đình còn lâu mới mơ được đến những buổi đi chơi sôi động qua đêm. Người độc thân có thể làm điều đó, hết mình mà chẳng vướng bận gì.


8. Cuối tuần yên tĩnh


Nếu người độc thân muốn dành cả cuối tuần trong phòng xem trọn vẹn một bộ phim, gọi pizza phụ vụ tận nhà, ngủ vùi suốt chiều hay mặc nguyên chiếc quần cotton rộng thùng thình chuyện trò với mọi người qua mạng xã hội, chỉ cần có tâm trạng, họ đều có thể làm điều đó. Họ có thể phớt lờ mọi cuộc điện thoại, biến mất khỏi thế giới mà không có cảm giác bị quên lãng hay day dứt, tội lỗi với bất cứ ai.


Theo Glam




Ngang qua ngày cũ





Chị rủ con trai đi siêu thị mua sắm. Con trai 15 tuổi, đang cau có với cái máy tính bị lỗi, nhăn nhó nhìn mẹ: “Mẹ không cần phải tìm cách huấn luyện con, mai mốt lớn lên con không giống ba đâu mà mẹ lo”.


Chị điếng người. Ba mẹ chia tay ba năm rồi, những lời chị nói trong cơn giận cá chém thớt, con trai vẫn còn nhớ sao? Chồng đi làm về nằm dài đọc báo trong khi chị quay dọc quay ngang đủ thứ việc, nói bóng gió xa xôi chồng không thèm hiểu, mà nói thẳng thì chồng phóng xe ra quán cà phê ngồi luôn. Không nói vào tai chồng được, chị mượn con trai để chì chiết “con trai con gái gì về tới nhà cũng xăn tay áo lên mà cùng làm, không biết thì tập làm mới biết, biết rồi mới đỡ vô tâm”. Hai tiếng vô tâm đay đi nghiến lại ngày ngày…


Chị nào có ý xa xôi, rủ con đi siêu thị là vì cần có người mắt sáng lướt dùm nhãn hiệu và ngày hết hạn trên bao bì. Siêu thị mùa này chắc chắn sẽ đụng nhiều người quen biết, nhất là ở gian quần áo, giày dép. Thế nào lại chẳng ngắm nghía nhau và dĩ nhiên là so sánh. Chị không muốn mình bị nhìn thấy như một bà già kỹ tính nheo mắt so dò mấy con số trên món hàng, mà chợ Tết thì cần mua biết bao nhiêu là món. Vậy đó, mắt chị dạo này khi đọc báo hơi lâu một tí đã thấy mỏi, gặp trang báo in chữ nhỏ thì phải nheo đến nhăn nhúm mắt mũi.


Ai hài lòng với cuộc sống thì xinh đẹp phơi phới, ai ôm nỗi buồn thì già đanh là cái chắc. Chị muốn trong những cuộc gặp gỡ tình cờ, chị sẽ phô ra một dáng vẻ ngon lành, tươi tắn trẻ trung, miệng cười vui và mắt sáng long lanh.










Ngang qua ngày cũ 1

Ảnh chỉ mang tính minh họa




Muốn con trai đi siêu thị với mẹ là vậy. Nhưng làm sao mà giải thích với con lý do rất phụ nữ này, nó sẽ chẳng hiểu được đâu! Nhất là khi trong đầu nó đang nghĩ xiên xẹo tới lý do khác.


Thôi, đằng nào thì cũng… Trước khi đi siêu thị hãy đến bác sĩ nhãn khoa để đo mắt làm cặp kính, chọn kiểu gọng thời trang bay bướm một tí, để mình trở nên mới mẻ. Cũng là cách hay.


Con trai thấy chị đeo kính thì hối hận phân bua: “Máy tính bị virus cho nên… thôi để con đi siêu thị với mẹ rồi về cài đặt lại sau cũng được”.


Đúng như chị nghĩ, mua sắm mùa Tết, giữa những lối đi hẹp trong siêu thị, những chiếc xe chất đầy hàng đụng nhau, vang tiếng cười chào giòn tan. Con trai giành phần đẩy xe và nói: “Đi sắm Tết trong siêu thị phải cần tay lái lụa”. Hai mẹ con cùng cười. Người hàng xóm cũ ríu rít thăm hỏi và không tiếc lời khen ba năm qua rồi mà chị vẫn như xưa, có người khen còn trẻ hơn xưa, lại có người nói hai mẹ con mà như hai chị em. Con trai cười thích thú, trêu chọc mẹ đeo kính mới nhìn giống mấy đứa con gái cùng lớp bị cận thị. Rồi con trai lấy điện thoại ra chụp hình mẹ đang ngắm món này, nghía món kia…


Đi qua gian hàng quần áo nam để mua sắm cho con, chị đụng anh từ trong đi ra. Niềm vui và nỗi hào hứng trong chị khựng lại. Chị không ngờ gặp chồng cũ ở nơi này. Hồi đó, chở chị đi chợ, siêu thị là việc mà anh phải làm một cách miễn cưỡng và anh luôn đứng chờ ngoài cổng.


Anh chìa cái hộp bằng nhựa trong cho con trai: “Ba mua bộ áo quần Tết cho con”. Con trai cầm lấy và mở hộp, chị nhìn thấy bộ áo quần màu sắc và kiểu dáng cũ kỹ, dễ dàng đoán ra nó là mặt hàng giảm giá. Anh vẫn vậy, không thay đổi. Chưa bao giờ tận tâm để có được một món quà khiến người nhận vui thích và cảm động, ngay cả khi người nhận là đứa con mà mỗi năm anh chỉ một vài lần bày tỏ sự quan tâm.


Nhìn con trai đậy nắp hộp lại một cách ỉu xìu và nói cảm ơn ba bằng giọng lí nhí trong cổ, chị muốn nổi giận. Con trai ban đầu chịu đi siêu thị chỉ vì sợ mẹ buồn, nhưng rồi không khí chộn rộn phấn khích chốn này khiến nó trở nên hân hoan. Sự xuất hiện bất ngờ của anh đã làm tan vỡ niềm vui trong trẻo của nó. Thâm tâm chị trào lên những lời gay gắt. Chị muốn nói một câu thật đích đáng, muốn bắt anh phải trả giá… Nhưng chị kịp ngừng lại. Chị nhìn thấy lồng ngực con trai căng ra và ánh mắt nó lộ rõ vẻ đợi nghe chị nói một câu bóng gió sâu cay. Chị sực nhớ ra và không muốn con lại có thêm kỷ niệm xấu về cơn giận của chị. Bất ngờ, chị nhận ra, chị hay trách anh vô tâm, nhưng chính chị cũng vô tâm với con.


Chị nhìn qua lớp nhựa trong của chiếc hộp, mỉm cười: “Con mặc màu này mẹ thấy hợp lắm”. Rồi chị tìm một cái cớ để nói với anh: “Tuổi này con lớn từng ngày, em nghĩ nên đổi một bộ khác rộng hơn một tí”. Anh gật đầu: “Ờ, tùy”.


Không để câu nói ngắn ngủn, dễ dãi một cách dửng dưng này khiến mình lại nổi khùng, chị kéo con trai vào đúng gian hàng anh vừa đi ra. Bù thêm tiền để đổi một bộ khác vừa ý, chị ngắm con và gật đầu hài lòng: “Năm nay quà ba tặng cho con rất đẹp”.


Lạ lùng là lời nói có thể gây đau đớn và cũng có thể làm mềm đi những vết chai sần, chị thấy con mỉm cười và thấy chính mình cũng nhẹ nhõm. Người đàn ông khiến chị phải ngậm ngùi là cha của con chị, và con chị không muốn ba nó mãi bị chê trách.


Về đến nhà, con trai sà vào bàn máy tính: “Mẹ đợi con cài đặt lại rồi chuyển ảnh chụp mẹ ở siêu thị từ điện thoại qua máy tính nhé. Màn hình rộng nhìn mới đã”. Con trai vừa loay hoay với cái máy tính vừa huýt gió, khác hẳn vẻ cau có, nhăn nhó sáng nay.


Không khí trong nhà chợt tươi mới lạ lùng. Chị nhìn hộp quà của chồng, rồi nghĩ ngợi… Bây giờ thì chị biết con mong muốn gì rồi.


Chị hít một hơi dài, cố vượt qua bóng dáng của quá khứ. “Khi nào con cài đặt xong thì để mẹ gửi email chúc Tết ba”. Chị nhìn thấy trong mắt con là nỗi kinh ngạc về sự thay đổi quá sức mong đợi. Cứ tưởng mình từng trải lắm rồi và niềm vui nỗi khổ đã quá biết rồi, nhưng… để thấu hiểu điều gì là đúng và điều gì nên làm thật không dễ dàng.


Vậy, chị chào năm mới, chào không gian mới của hai mẹ con bằng cách chào tạm biệt chính mình của ngày cũ.


Theo PNO




Thứ Bảy, 8 tháng 2, 2014

Vợ... thảo mai





Kết hôn được gần 5 năm, tưởng rằng đã hiểu vợ đến từng "chân tơ kẽ tóc" nhưng K. (Thái Bình) cho biết bản thân anh không ngờ rằng cũng có lúc mình phải bẽ bàng vì "cứ ngỡ như cô ấy là một người hoàn toàn khác chứ không phải là người vợ mình từng chung sống, chia sẻ mọi điều". Tật xấu của vợ là đàn ông K. không muốn nói ra, hơn thế anh cũng không muốn vì điều đó mà ảnh hưởng đến mối quan hệ gia đình vốn đang rất tốt đẹp. "Nhưng đúng là ở trong chăn mới biết chăn có rận" - K. nói.


K. và vợ yêu nhau, tìm hiểu hơn 2 năm rồi mới kết hôn. Ngày yêu nhau cho đến lúc sống chung, vợ K. luôn tỏ ra là nàng dâu mẫu mực, xởi lởi cười nói chan hòa với mọi người. Vợ K. cũng được gia đình nhà chồng quý mến vì khéo nói, khéo chiều các thành viên trong gia đình. Hơn thế, đi đến đâu vợ anh cũng được mọi người đánh giá là "mau mồm mau miệng". Anh K. vốn dĩ rất tự hào mỗi khi được ai đó khen rằng mình khéo chọn vợ. Thế nhưng một năm trở lại đây, sau vài lần chứng kiến vợ hành xử với người xung quanh theo kiểu thảo mai, trước mặt thì ngọt ngào, khen ngợi hết lời nhưng sau lưng thì bôi nhọ, sỉ nhục người khác.


"Bình thường thì cô ấy luôn đối xử chan hòa với mọi người. Trong gia đình cũng thế, trước mặt mọi người cô ấy luôn chứng tỏ mình là người thoải mái, không suy xét tính toán hoặc không để bụng, cố chấp những điều vặt vãnh. Tuy nhiên sau vài lần tôi chứng kiến vợ mình trước mặt mẹ chồng thì vui mừng hớn hở nhưng sau lưng lại đi nói xấu, thốt ra những lời đầy hằn học, bôi nhọ bà. Rồi chuyện ấm ức, khó chịu với chị dâu nhưng không nói ra, cứ cười nói hớn hở, tâng bốc chị dâu lên mây sau đó lại hầm hè, chê bai đủ điều sau lưng chị ấy với mấy cô bạn..." - anh K. chia sẻ.


Dẫu biết rằng vợ có những ấm ức khi cuộc sống gia đình đôi khi cũng có va chạm nhưng trước việc vợ cứ "thơn thớt nói cười" trước mặt nhưng sau lưng lại tỏ ra khiếm nhã, thù hằn người trong gia đình nên anh K. không thấy hài lòng và có phần choáng vì tính thảo mai của vợ. "Đáng ra cô ấy nên thẳng thắn bày tỏ quan điểm với những những gì cô ấy thấy bực bội hoặc chia sẻ với tôi về điều đó đằng này cô ấy lại sống theo kiểu hai mặt như thế. Người ngoài không hiểu chuyện, hoặc xấu tính nếu mang chuyện đó đến nói với chị dâu và mẹ tôi thì sẽ không ra sao cả..." - anh K. tâm sự.


Vợ... thảo mai 1


Nghe vợ thủ thỉ, ngọt nhạt với chị dâu, anh không khỏi ngỡ ngàng vì độ thảo mai của vợ... (Ảnh minh họa)


Giống với trường hợp của anh K. là anh Bách (Hải Phòng). Anh Bách cũng gặp phải cảnh khó xử, gia đình lục đục khi Hà - cô vợ thảo mai của mình, ngày nào cũng ông ổng khen mẹ chồng, em chồng trước mặt nhưng sau lưng hai người đó, có bao lời lẽ xấu xa nhất cô cũng dành cho họ.


Bách kể rằng từ ngày còn yêu nhau, Hà rất năng đến nhà anh và mỗi lần đến lại quà cáp lỉnh kỉnh tặng cho mẹ và em gái người yêu. Anh Bách cứ đinh ninh rằng 3 người phụ nữ hợp với nhau, gia đình anh như vậy sẽ không có cảnh "mẹ chồng - nàng dâu hoặc chị dâu - em chồng". Thế nhưng anh nào ngờ, tất cả những gì mình chứng kiến trước đó chỉ là để Hà lấy lòng. Còn sau lưng "Tấm chân tình thực sự của cô ấy đối với mẹ và em gái tôi thế nào thì về sau mọi người mới rõ. Từ trước đến sau khi về làm dâu, trước mặt mẹ và em gái tôi, cô ấy luôn nhẹ nhàng, nhường nhịn mọi chuyện. Lúc nào cũng dành những lời hay, ý đẹp để khen ngợi trò chuyện với họ. Thậm chí nhiều khi thấy cô ấy nịnh bợ khủng khiếp. Tuy nhiên sau lưng mẹ và em gái tôi thì cô ấy nói xấu đủ điều. Nào là bảo mẹ tôi tham lam, chuyên bòn rút con cái, thích nịnh nọt... Bảo em gái tôi béo ục ịch, vô dụng, vụng về... Cái dại của cô ấy là mang những điều đó đi nói với hàng xóm, thế rồi những lời chỉ trích không hay ho sau lưng đó đến tai mẹ và em gái tôi... Và mọi chuyện tanh bành. Mẹ và em gái tôi kiên quyết bảo từ mặt nàng dâu" - Bách kể.


Cũng là một người chồng có vợ thảo mai là anh Tân (Hà Nội). Tuy nhiên nhiều khi vợ anh Tân thảo mai quá đà đã khiến anh - một người đã chung sống với chị gần 7 năm trời cũng phải choáng váng.


Chuyện là, vợ anh Tân luôn tỏ ra thân thiết, quý mến với chị hàng xóm. "Hễ không ở nhà thì thôi nhưng nếu đã ở nhà là thể nào mỗi ngày cô ấy cũng mất vài tiếng đồng hồ để rủ chị hàng xóm đi làm đẹp rồi cafe trò chuyện. Có đám cưới, tiệc tùng gì chung hoặc họp tổ dân phố, hai bà ấy cứ khoác tay rủ rỉ như hai chị em gái. Nhìn vào thì ai cũng nghĩ vợ tôi và chị hàng xóm đó rất thân và quý mến nhau như ruột thịt" - anh Tân nói.


Tuy nhiên, tình thân, sự chân thành của vợ có thực sự hay không thì chỉ mình anh Tân mới biết. Anh Tân kể rằng, lần nào cũng vậy, vừa thấy vợ thao thao bất tuyệt, chị chị em em tám chuyện với chị hàng xóm thế nhưng về đến nhà, khi chỉ có hai vợ chồng là vợ lại kịch liệt công kích, chê bai chị hàng xóm đủ điều. "Ai đời vừa lúc trước thấy cô ấy cảm ơn rối rít, khen lấy khen để mớ rau chị hàng xóm mới cho, đến khi chị hàng xóm vừa quay lưng, khuất bóng là cô ấy ném toẹt mớ rau nói rằng 'cái thứ này mà cũng đi cho'. Rồi cô ấy mang ra mổ xẻ đủ thứ chuyện về chị hàng xóm, từ tính tình đến lối ăn ở... để 'dìm hàng' chị ấy trong khi trước mặt thì tung hô. Nếu nghe theo lời cô ấy thì chị hàng xóm chỉ có thể là người xấu nhất cõi đời. Không hiểu sao cô ấy có thể 'sống sượng' như thế được với chị hàng xóm đó" - anh Tân bộc bạch.


Theo Pháp Luật Xã Hội




Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2014

5 quan niệm sai lầm có thể phá hủy hôn nhân - VNExpress

Một trong những nguyên nhân khiến mối quan hệ của các đôi rơi vào bế tắc đó là tin tưởng một cách mù quáng vào những quan niệm sai lầm.



“Chỉ có duy nhất một tình yêu đích thực”


Đây là một trong những quan niệm sai lầm có thể làm hỏng rất nhiều mối quan hệ vợ chồng. Thế hệ trẻ ngày nay đổ vỡ trong tình yêu rất nhiều lần. Vì vậy, thật là ngu ngốc khi nghĩ rằng bạn chỉ có một tình yêu đích thực duy nhất. Bạn phải quên đi quá khứ của mình, những người mà bạn coi đó tình yêu đích thực. Bạn có thể có "tình yêu đích thực" chỉ khi bạn thực sự tiếp tục sống và yêu một người khác. Việc phân biệt rạch ròi "tình yêu đích thực" với "tình yêu" chắc chắn sẽ làm nảy sinh nhiều vấn đề trong mối quan hệ của bạn.











tinhyeu-2026-1391677633.jpg

Ảnh: Boldsky



“Những đứa trẻ có thể làm cho mối quan hệ tốt đẹp hơn”


Đây là một trong những quan niệm sai lầm mà rất nhiều người tôn thờ trong các mối quan hệ gia đình, vợ chồng. Nếu bạn đang sống trong mối quan hệ mất cân bằng thì việc nghĩ đến một đứa trẻ là một điều không nên. Một đứa trẻ có thể bị ảnh hưởng về tinh thần nếu cha mẹ chúng không nuôi dưỡng chúng bằng đời sống tinh thần và tình cảm tốt đẹp. Và những đứa trẻ cũng không làm tình yêu giữa các cặp vợ chồng thêm gắn kết. Cách tốt nhất là hai vợ chồng hãy thảo luận và trao đổi với nhau về những vấn đề đang vướng mắc để giải quyết và làm cho mối quan hệ hoặc là tốt đẹp hơn, hoặc là sẽ kết thúc.


“Ghen là một dấu hiệu của tình yêu”


Những người yêu nhau không nhất thiết phải ghen tuông hoặc có cảm giác bất an. Ghen tuông có thể phá vỡ nhiều mối quan hệ, dù có quan niệm sai lầm cho rằng đó là một dấu hiệu của tình yêu. Ghen tuông và bất an có thể khiến đối phương ngạt thở và nổi cáu. Chỉ có tình yêu và sự chăm sóc lẫn nhau là giúp bạn thoát khỏi sự ghen tuông.


"Để có mối quan hệ tốt, người ấy phải thay đổi”


Đây là một trong những quan niệm về yêu đương hay gặp nhất mà mọi người tin tưởng để giữ cho cái tôi của mình khỏi bị tổn thương. Cả hai người nên biết cân bằng mối quan hệ và giữ cho nó tốt đẹp. Niềm hy vọng rằng chỉ cần một phía thay đổi sẽ giữ cho mối quan hệ trơn tru là không chính xác. Quan niệm sai lầm này có thể đã hủy hoại rất nhiều mối quan hệ. Hãy yêu người ấy với những gì mà họ đang có, điều này sẽ giúp mối quan hệ của bạn phát triển tốt hơn.


“Các đôi có thể hiểu rõ cảm xúc và nhu cầu của nhau”


Bạn mong đợi đối tác của bạn hiểu được suy nghĩ của bạn như thế nào? Các cặp vợ chồng có thể gần gũi và hiểu nhau hơn, nhưng điều đó không có nghĩa là họ biết tất cả nhu cầu và mong muốn của nửa kia. Bạn cần phải lên tiếng và xua tan không khí tĩnh lặng giữa hai người chứ không phải là mong đợi đối tác của bạn hiểu được sự im lặng của mình. Quan niệm sai lầm này có thể phá hủy mối quan hệ của bạn, vì thế hãy chắc chắn rằng bạn không rơi vào cái bẫy của nó!


Lan Lan (Theo Boldsky)






Thứ Tư, 5 tháng 2, 2014

5 lý do nên yêu người đàn ông 'đã qua sử dụng'!





Đừng vội bỏ họ vào danh sách "hàng đã qua sử dụng", đôi khi họ chính là Mr. Right của bạn đấy.


Tôi vẫn thường nghe các cô nàng hay than thở “Chẳng tìm đâu ra một người đàn ông hoàn hảo để trao thân gửi phận. Anh nào đẹp trai, có tiền đồ, có chí hướng thì hay lăng nhăng. Anh nào vừa đẹp trai, có tài, chung thủy thì lại gay. Anh nào đẹp trai, có tài, chung thủy, lại chuẩn men thì đã có vợ”.


Và khi nói đến đây, các cô nàng thường thở dài thườn thượt vì cho rằng những người đàn ông hội tụ tinh hoa không còn tồn tại trên đời. Nhưng có lẽ họ đã bỏ qua một vế sau chót, vế cuối cùng cho chuẩn một anh chàng perfect: đẹp trai, có tài, chung thủy, chuẩn men và… đã từng làm chồng!


Nhắc đến trai 1 đời vợ, nhiều phụ nữ trẻ sẽ bĩu môi “Đàn ông trên đời thiếu gì mà đi vớ phải một ông đã có vợ”, thiên hạ thì dèm pha “Phải chăng bất lực? Phải chăng vũ phu? Phải chăng abc xyz mà phải li dị vợ?”. Tuy không mang nhiều điều tiếng như gái 1 đời chồng, nhưng đàn ông đã có vợ nghe cứ như hàng đã qua sử dụng, có cái gì đó bớt hào nhoáng, bớt lung linh hơn hẳn. Tệ hơn là đàn ông lại còn mang theo một đứa con riêng.


Nhưng hỡi các cô nàng cái gì cũng muốn, hãy một lần nhìn lại nghiêm túc, chín chắn về những tiêu chuẩn vượt ngưỡng của mình. Thay vì chỉ chăm chăm vào các anh trai với hàng loạt yêu cầu thần thánh như: hiểu mình, tâm lý, trưởng thành, có sự nghiệp, chững chạc,… và thêm yếu tố “chưa vợ”, sao các nàng không thử gạt ngang và suy ngẫm, một đời vợ khiến họ có tất các các tiêu chuẩn thần thánh kia.


5 lý do nên yêu người đàn ông 'đã qua sử dụng'! 1


Đàn ông đã từng làm chồng có những nét hấp dẫn rất riêng


Thứ nhất, đàn ông có vợ, tức là đã trải qua một lần nỗ lực để vươn lên trong sự nghiệp. Bất kì chàng trai độc thân nào muốn lập gia đình cũng đều cố gắng có một cái gì đó vững chãi trong tay: một căn nhà thành phố, một công việc với mức lương đủ gánh vác gia đình, một sự nghiệp vững chãi,… Và họ, những người đã từng là chỗ dựa cho người phụ nữ mình yêu, là trụ cột cho một gia đình nhỏ sẽ đáng tin cậy và tài chính ổn định hơn những cậu trai trẻ “ăn chưa no, lo chưa tới”.


Thứ hai, nếu xét về thấu hiểu tâm lý phụ nữ, thì có lẽ khó chàng trai độc thân nào qua mặt được người đàn ông đã từng là “của gia đình”. Bởi lẽ, họ sẽ đủ kinh nghiệm để biết giá trị bữa ăn gia đình, họ có đủ trưởng thành để thấu hiểu những nỗi đau của người phụ nữ, họ có đủ kiên trì để chờ người phụ nữ nguôi giận chứ không phải lớn tiếng tranh cãi, cái tôi của họ cũng không bùng nổ, bất cần và vô kiểm soát như anh chàng độc thân. Họ sẽ hiểu rõ, mỗi tháng có vài ngày phụ nữ cáu gắt, họ sẽ hiểu rõ khi người phụ nữ giận tức là họ cần một cái ôm chặt, khi người phụ nữ im lặng là nỗi đau tột cùng và cần họ bên cạnh biết bao,… Họ đủ sâu, đủ chín và đủ cái trầm của một người đã từng bôn ba qua bao cảm xúc của người vợ và nhiều thử thách trong cuộc sống lứa đôi đã qua.


5 lý do nên yêu người đàn ông 'đã qua sử dụng'! 2


Thấu hiểu phụ nữ là một trong những ưu điểm lớn của họ


Thứ ba, khi đã yêu họ sẽ nghiêm túc chứ không phải “yêu cho vui, không hợp thì chia tay”. Có lẽ vì vết thương về sự đổ vỡ trong quá khứ cho họ bài học lớn về sự nghiêm túc, về tan vỡ, chia ly. Nên chắc chắn, họ sẽ không bao giờ khiến người phụ nữ thứ hai bước vào cuộc đời họ mang cảm giác bất an, lo lắng về việc “vắt chanh bỏ vỏ”. Họ thà chọn cuộc sống độc thân tiếp tục chứ không sà đà vào đùa giỡn trong tình yêu. Trái tim họ có thể cũng đã đôi phần mệt mỏi rồi.


Thứ tư, đảm việc nhà. Những điều các quý cô ao ước ở một người yêu hoàn hảo như biết chăm sóc mình khi ốm, biết rửa bát, biết nấu ăn, biết san sẻ gánh nặng công việc,… đều có ở một người đàn ông đã qua giai đoạn “có gia đình”. Có thể họ đã trải qua một thời kỳ đấu tranh gay gắt với người vợ cũ về các vấn đề trên, nhưng hãy yên tâm, cuộc tan vỡ trong cuộc sống gia đình cũ sẽ dạy họ rất nhiều về việc thấu hiểu và san sẻ với người phụ nữ về các gánh nặng trong cuộc sống.


Thứ năm và là cuối cùng, kinh nghiệm về các khoản liên quan đến gia đình họ đều là chuyên gia đã từng “nếm trải đau thương” nên dày dạn kinh nghiệm. Cho nên, bạn – cô gái cái gì cũng muốn – sẽ không rơi vào trạng thái bất an, hồi hộp về đời sống vợ chồng nhiều bỡ ngỡ, bối rối. Mà anh ấy sẽ dìu dắt, giúp đỡ bạn bước vào cuộc sống lứa đôi nhẹ nhàng và khéo léo nhất có thể từ chuyện bếp núc, chuyện xử lý ổn thỏa mẹ chồng – nàng dâu cho đến việc "giường chiếu".


Vậy thì, còn chờ gì nữa, hãy một lần gạch bỏ tiêu chí “chưa vợ” ra khỏi danh sách của mình và thử ngó ra xung quanh. Cái quan trọng là bạn cần phải thử tìm hiểu chứ không phải nghe chuyện "đã qua sử dụng" là lập tức "chuồn êm". Biết đâu đó, có một người đàn ông hoàn hảo đã từng làm chồng đang nhìn về phía bạn thì sao?


Theo Báo Đất Việt




Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

4 hoạt động tăng tình thân gia đình





Có thể bạn không biết, những hoạt động tưởng chừng rất đỗi bình thường dịp Tết như: ăn chung một bữa cơm, cùng đi chúc Tết, cùng nhau đi chơi lại giúp gắn kết tình thân trong gia đình rất hiệu quả. Nhờ có những điều nhỏ bé mà thiêng liêng này, mỗi thành viên trong gia đình lại thêm gần gũi với nhau hơn, yêu quý và trân trọng nhau hơn.


Cùng nhau chuẩn bị Tết


Có rất nhiều việc cần làm để đón Tết như: dọn dẹp, trang trí nhà cửa, gói bánh chưng, làm những món ăn ngày Tết…đó cũng là cơ hội để cả gia đình cùng đóng góp công sức. Các bà mẹ đừng “tham công tiếc việc” mà ôm đồm tất cả mọi việc, điều này dễ khiến bạn mệt mỏi, sinh ra bực bội, phá hỏng không khí gia đình. Hãy phân công công việc rõ ràng cho từng thành viên, mỗi người một tay sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ công việc và gia tăng tình cảm gia đình. Những khoảnh khắc ấm áp này rất đáng quý, vì thế, bạn đừng quên ghi lại bằng một vài pô ảnh.


Cùng đi chúc Tết


Sẽ thật thú vị nếu cả gia đình có thể sắp xếp cùng nhau đi chúc Tết. Bởi đây là dịp hiếm có trong năm mà cả gia đình có thời gian dành cho nhau mà không vướng bận công việc hay bất cứ điều gì. Trong những ngày đầu xuân, không gì có ý nghĩa hơn việc cả gia đình đến thăm những người thân, họ hàng và cảm nhận dư vị ngọt ngào của tình thân.


Đây cũng là dịp tốt để bạn biết được tình hình sức khỏe và công việc của những người thân đã lâu không gặp, đặc biệt là những người có họ hàng ở quê. Có thể bạn sẽ lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy những đứa trẻ đã trưởng thành nhanh như thế nào trong nhiều năm qua.


4 hoạt động tăng tình thân gia đình 1


Ảnh minh họa: Inmagine.


Đi chơi cùng nhau


Một chuyến đi chơi cho cả gia đình là một gợi ý không tồi để gắn kết tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Nếu hứng khởi với kế hoạch này, bạn nên chọn ngày xuất phát từ mùng 3 trở đi, vì thời điểm này các gia đình đã đi chúc Tết xong xuôi và yên tâm đi du lịch mà không phải vướng bận điều gì. Thay vì địa điểm vui chơi là các tụ điểm trong thành phố, bạn có thể đi xa một chút đến ngoại thành hoặc tỉnh khác. Để chủ động, bạn có thể thuê xe du lịch tự lái để thỏa sức vui chơi cả ngày. Ngoài ra, vào những lúc rảnh rỗi, bạn có thể rủ anh chị em trong gia đình cùng tham gia một trò chơi tập thể vui nhộn, tùy vào ý tưởng sáng tạo của bạn.


Luôn ăn cùng nhau


Trong những ngày Tết, lịch sinh hoạt của gia đình sẽ bị đảo lộn đôi chút. Mỗi thành viên bận rộn với những kế hoạch của riêng mình và có thể không tham gia vào bữa ăn trong gia đình. Nếu là chủ của gia đình, bạn cần đặt ra quy tắc để mọi người làm theo. Đó là cho dù có đi chơi hay đã ăn ở ngoài thì vẫn nên tham gia bữa cơm gia đình. Bạn đã có cả năm ăn “cơm hàng, cháo chợ” và có những khoảnh khắc thèm quay quắt một bữa ăn gia đình, vậy thì chẳng có lý do gì bạn lại không ưu tiên vài ngày Tết để cùng mọi người sum họp bên mâm cơm.


Theo Ngoisao




“Xanh mặt” vì vợ... đại sĩ diện





Quý và Thu (Thanh Trì – Hà Nội) vừa cưới nhau được gần 1 tháng thì Tết đến. Muốn để cho nàng dâu mới thể hiện tài tháo vát cũng là để Thu quen dần với việc trong nhà, vì thế Tết năm nay, mẹ Quý quyết định giao cho hai vợ chồng lo Tết cho gia đình.


Nàng dâu mới được mẹ chồng giao trọng trách thì hứng thú, mẹ chồng đưa tiền để chi tiêu thì gạt phắt, về lấy tiền mừng đám cưới để sắm sửa. Ban đầu, những tưởng vợ khéo léo thu vén nên Quý cũng tán đồng hai vợ chồng chung tay chi tiêu. “Coi như đó cũng là cơ hội để cô ấy thể hiện bản thân, lấy lòng mẹ chồng” – Quý nói. Thế nhưng khi hai vợ chồng đi chợ, nhìn thấy vợ hì hục với “núi” thực phẩm “khuân” về nhà thì Quý tròn mắt, choáng váng.


“Cô ấy ra đến chợ, ai chào mời gì cô ấy cũng mua. Từ hàng thịt, đến hàng rau, chỉ cần người nào đó quen với mẹ tôi nói ‘Con dâu mẹ Nguyệt hả?’ là cô ấy sà vào hàng, mua vô tội vạ. Nhà có cả thảy 4 người và nếu có tính dư để mời cơm khách thì cũng không cần lấy đến 5kg thịt bò, 10kg gà, rồi giò chả… Bánh kẹo, rượu ngoại, thực phẩm khô thì cô ấy kéo một xe đầy từ siêu thị ra. Hàng xóm bắt gặp trầm trồ ‘Năm nay nhà có dâu mới nên ăn Tết to’ thế là cô ấy thích chí, cười tít mắt. Đúng là... chết vì đại sĩ diện mà” – Quý kể.


Thực phẩm tươi sống mua về để ngoài không đủ, sợ hỏng, Quý phải loay hoay đi mượn một chiếc tủ lạnh bảo ôn về cho vợ chứa đồ. Tính sơ sơ khoản mua sắm cho mấy ngày Tết, Quý thất kinh khi con số tổng lên đến 35 triệu. “Thấy tình hình ‘khoán’ cho cô ấy sắm sửa tôi thấy không ổn nên phải nhờ mẹ vợ can thiệp” – Quý cho hay.


Không chỉ khoản mua sắm ngày Tết, ngay cả tiền lì xì đầu năm cho đám trẻ con, Thu cũng “vung tay quá trán” vì... đại sĩ với bạn. “Ngày 27 Tết, tôi thấy cô ấy xách một túi tiền mới đổi về. Tưởng rằng cô ấy đổi tiền mới luôn cho cả gia đình bên ngoại. Ai ngờ đâu cô ấy nói đó là số tiền để riêng cho hai vợ chồng mừng tuổi. Mà hoảng nhất là cô ấy sĩ diện, gặp đứa trẻ nào cũng rút xoành xoạch tờ hai trăm nghìn ra để mừng tuổi. Nếu than vãn thì lại bảo chồng ki bo, tính toán. Nhưng vợ chồng mới cưới, cuộc sống còn giật gấu vá vai, cô ấy đâu cần thiết phải hoang phí vào những khoản như vậy” – Quý thở dài nói.


“Xanh mặt” vì vợ... đại sĩ diện 1


Không chỉ khoản mua sắm ngày Tết, ngay cả tiền lì xì đầu năm cho đám trẻ con, Thu cũng “vung tay quá trán” vì... sĩ diện với bạn. Ảnh minh họa


Không giống như Thu, Hồng - vợ Tuấn (Đống Đa - Hà Nội), vốn quen sống trong nhung lụa, cuộc sống vênh vang tự hào như “ngôi sao” từ khi hai người còn yêu nhau. Sau này khi gia đình sa sút, hai người đã cưới nhau Hồng vẫn không thể thay đổi được thói quen hoang phí và tiêu xài vì "bệnh huyếnh" với người khác. Tuấn cho hay vợ mình không giỏi kiếm tiền nhưng luôn muốn mọi người phải “há hốc miệng” vì mình đẳng cấp, nhất là khi Hồng gặp lại bạn bè cũ.


Ngày bình thường, Hồng đi đâu, gặp gỡ ai thì vẻ bề ngoài là phải chỉn chu, “long lanh từ đầu đến chân” để không ai có thể “vượt mặt mình”. Gần như tiền lương của Hồng đều dồn hết vào việc mua sắm. Thậm chí khi không đủ, Hồng về ngửa tay xin tiền bố mẹ mặc dù hai ông bà kinh tế đang khó khăn. “Là chồng, nhiều khi nghe cô em vợ mách lại rằng chị gái sang xin tiền bố mẹ, tôi thực sự thấy ái ngại và xấu hổ. Rất nhiều lần tôi hỏi cô ấy vì sao phải sống kiểu đối phó khổ sở thế thì cô ấy đáp rằng không thể để bản thân mình bị người khác khinh” – Tuấn tâm sự.


Tuấn kể, trong dịp Tết vừa rồi, vợ đã khiến anh xanh mặt vì trong khi ở cơ quan của vợ, mấy anh chị em đồng nghiệp bàn bạc góp tiền lại để mua chậu hoa biếu Tết sếp thì vợ anh quyết “chơi trội” bằng cách tài trợ cho cả phòng 15 triệu để mua chậu địa lan. “Khi mọi chuyện đã rồi và tôi hỏi khoản tiền thưởng Tết mới đưa cho vợ hôm nọ thì cô ấy mới thẽ thọt thông báo với tôi. Nghe vợ nói tôi chỉ muốn phát khùng” – Tuấn cho biết.


Những ngày sau đó, dù lo ngay ngáy về những khoản tiền vợ sẽ vung tay nhưng Tuấn vẫn không thể nào kiểm soát được tính đại sĩ diện của vợ. “Dù tôi có làm thế nào thì cô ấy vẫn xoay vần để có tiền. Lúc thì vay mượn, khi thì về xin bố mẹ vợ. Ngày giáp Tết, tiền đã không có một xu trong túi vì tiêu hoang phí trước đó, cô ấy vẫn tung tăng gọi bạn đi ăn uống, bao trọn người ta. Đi chúc Tết, người ta lì xì đầu năm để lấy hên còn cô ấy lì xì để lấy sĩ diện, lấy sự thán phục từ người khác” – Tuấn bức xúc nói.


Theo PLXH




Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

Tình yêu thương biến đi đâu?





Tình yêu thương biến đi đâu? 1


Tôi có một người bạn gái rất thân. Nhiều năm trước đây cô ấy lấy chồng và sinh con. Họ sống với nhau 5 năm khá hạnh phúc và sau đó chia tay, vì một lý do hoàn toàn ngu ngốc và bồng bột – khi đó họ còn rất trẻ. Mọi chuyện đều có thể xảy ra khi người ta còn trẻ. Tôi sống ngay bên cạnh nhà cô ấy, chúng tôi là láng giềng tốt của nhau, nên tôi biết cô ấy rất rõ. Một người phụ nữ đảm đang, hiền lành. Con trai của cô là một cậu bé cũng rất tuyệt. Suốt nhiều năm sau đó, người vợ vẫn nhận được cấp dưỡng từ chồng mình cho con trai. Nói cấp dưỡng cho oai chứ món tiền ấy thật chẳng đáng gì so với tình hình vật giá ngày càng leo thang. Nhưng vấn đề không phải ở chỗ đó. Đã nhiều năm trôi qua, cậu bé giờ đây đã 16 tuổi nhưng người bố chưa bao giờ gặp con trai của mình. Anh ta không hề gọi điện thoại, không đến thăm cũng không hề hứa hẹn điều gì.


Tôi còn nhớ hình ảnh gia đình họ nhiều năm trước, khi bạn gái tôi còn mang bầu. Anh chồng cũ đó còn hôn bụng của cô, nói với mọi người rằng anh ta mong chờ con trai biết chừng nào, rằng anh ta sẽ mua những gì con muốn, đi chơi với nó. Khi họ ly hôn, cậu bé mới được một tuổi rưỡi. Từ ngày đó, bố cậu bé chưa bao giờ làm gì để cậu bé biết về sự có mặt của một ông bố trên cõi đời này, ngoài khoản tiền trợ cấp do tòa án quy định. Mọi cố gắng của cô bạn gái tôi để cho người bố biết rằng cậu bé rất muốn được gặp bố đều không được hồi đáp.


Nhiều năm qua tôi luôn tự hỏi mình: tình cha con trong anh ta đã biến đi đâu? Tôi cho rằng chuyện người lớn là chuyện người lớn, con trẻ không cần phải đau khổ vì điều đó. Chúng có xin người lớn sinh ra chúng đâu? Vì sao bạn đã từng muốn có chúng, rồi lại không nhìn mặt chúng nữa?


Ngày hôm qua, bạn gái tôi gọi điện cho tôi. Cô ấy khóc nức nở trong điện thoại. Cô ấy tình cờ biết rằng chồng cũ đã có con gái. Cô nhìn thấy hình của họ trên FB. Cô đau đớn cùng cực khi nhìn thấy những tấm hình anh ta âu yếm, dịu dàng ôm con gái mình, kể về nó, tự hào về nó…


Bạn bè đều ca ngợi anh ta là người bố tuyệt vời. Lẽ nào anh ta vẫn còn có khả năng yêu thương một đứa con sau khi đã vứt bỏ một đứa con khác? Anh ta đã phản bội một lần thì chắc chắn sẽ còn phản bội lại thêm lần nữa và lần nữa. Cô bé đó liệu có lại rơi vào số phận như cậu bé con bạn gái tôi hay không nếu bố mẹ của cô lại bất hòa và ly hôn? Lẽ nào trái tim của anh ta không đau đớn và anh ta không hề muốn biết con trai mình lớn lên như thế nào sau từng ấy năm, nó sống thế nào và có nghĩ về anh ta hay không? Có ai có thể giải thích cho tôi điều này hay không? Nhất là những người đàn ông!


Theo PNO




Lấy chồng có gì vui đâu?





Đối với má, cô con gái 28 tuổi là tôi chẳng khác nào hủ mắm treo trên giàn bếp, chẳng biết sút dây lúc nào nên phải sớm sớm liệu đường mà gả chồng cho nó. Nghe đâu ba má tôi đã chấm anh thạc sĩ nông nghiệp vừa đi học ở Hà Lan về. Nhà đó với nhà tôi so ra thì rất môn đăng hộ đối vì các vị phụ huynh đều là cán bộ nhà nước. “Ưng hay không thì cũng về thăm chơi một lần cho biết, má đã hứa với người ta”- má tôi nhì nhằng mãi bên tai tôi câu nói này.


Về thì về. Dù sao thì xứ ấy cũng là quê nội của tôi, lâu lắm rồi tôi không về quê ăn Tết, năm nay thử thay đổi không khí xem sao.


Vậy là 28 Tết, tôi khăn gói theo ba má về quê. Nhà nội tôi ở Tây Ninh, chỉ cách chưa tới 100 cây số mà mỗi năm tôi chỉ về có một, hai lần. Ba tôi hay bảo, chị em tôi là đồ mất gốc, chẳng còn biết tổ tiên, dòng họ. Tôi nghe xong nhăn răng cười rồi quên tuốt. Một phần vì công việc, một phần vì ở đó buồn quá, tôi về bữa trước thì bữa sau đã muốn trở xuống Sài Gòn. Thế nhưng Tết năm nay, nghe lời má, với lại thiệt lòng mà nói, tôi cũng muốn xem anh chàng kia mặt tròn, mặt méo ra sao nên cụ bị quần áo, quyết chí ăn một cái Tết thật dài ở quê với chú, bác, cô, dì…


Vừa về tới nhà nội, trong khi ba tôi và mấy bác, mấy chú nhâm nhi tách trà bốc khói, chuyện trò rôm rả thì má tôi chẳng kịp thay quần áo đã vội vàng xuống bếp phụ nấu nướng, dọn cơm. Nhờ có má mà chưa đầy một tiếng đồng hồ sau, cơm canh đã tươm tất. Bác ba, bác tư, chú sáu, chú út và ba tôi tạm dừng uống trà để chuyển câu chuyện sang mâm cơm. Chốc chốc lại có tiếng gọi lấy thêm ớt, thêm nước mắm, nhúng thêm bánh tráng, tiếp thêm rau, lấy thêm cồn cho vào bếp lẩu…


Má tôi và thiếm út lên xuống như con thoi, đến nỗi bưng chén lên chưa kịp và cơm đã phải đặt xuống vì có tiếng gọi từ bàn mấy ông bảo lấy thêm cái này, cái kia. Mà phải công nhận, má tôi với thiếm út nhanh thật. Vừa nghe tiếng gọi, tôi chưa kịp buông đũa thì má tôi đã vô tới bếp, thoắt cái đã mang mọi thứ trở ra.


Tôi nhìn má và thiếm út, chợt nghĩ, sao ba tôi và mấy bác, mấy chú sướng vậy? Giữa ba và má tôi thì má là người có chức tước, địa vị xã hội lớn hơn ba, tại sao về tới nhà thì ba ngồi rung đùi uống trà, nói dóc; còn má phải vất vả chui vào bếp nấu nướng, phục vụ? Những thứ mà ba và mấy đấng mày râu sai má tôi và thiếm út chạy tới, chạy lui để lấy, họ cũng tự lấy được mà, tại sao lại ngồi một chỗ sai khiến mấy người phụ nữ trong khi má, thiếm út, tôi và mấy đứa nhỏ cũng đang dùng bữa? Trời đánh còn tránh bữa ăn mà sao mấy người đàn ông trong gia đình này chẳng kiêng dè một chút cho cánh phụ nữ được nhờ!


Lấy chồng có gì vui đâu? 1


Qua ngày 29 rồi 30 Tết, bổn cũ vẫn soạn lại. Nghĩa là mấy người đàn ông lại ồn ào trà rượu, nói chuyện từ Tây sang Tàu, từ Nam ra Bắc, từ trong nhà ra ngoài ngõ… Trong khi mấy người phụ nữ, có cả tôi, phải chúi mũi vô bếp lo nấu nướng, cúng kiếng, dọn dẹp và phục vụ…


Cho đến giao thừa, má tôi mới được ngã lưng. Tôi biết má rất mệt nhưng không dám than thở, không dám nghỉ ngơi bởi trước nay má vẫn là niềm tự hào của ba về cái khoản “giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Tôi nhìn má, thầm nghĩ, nếu chỉ được một phần mười của má thì tôi cũng sẽ tự cho mình điểm tối đa trong khung điểm của một người phụ nữ hiện đại.


Chưa hết, sáng mùng một, má và thiếm út đã phải dậy từ 5 giờ để nấu nước pha trà, bày biện bánh mứt cúng kiến; sau đó lại tiếp tục nấu nướng, bày mâm cỗ… Ba tôi và các bác, các chú vẫn ngồi ở nhà trên uống trà, tiếp khách, thỉnh thoảng lại kêu châm thêm nước sôi, lấy thêm bánh mứt, lau chỗ nước trà bị đổ ra bàn… Tôi bực mình quá nên mang giỏ bánh mứt để ngay cạnh bàn nước: “Chừng nào hết thì ba lấy nha, má với con lu bu dưới bếp”. Thế nhưng chẳng ai buồn thò tay sang lấy mà vẫn cứ điệp khúc: “Má con Thư đâu rồi…”.


“Sao kỳ vậy má? Con thấy mấy chuyện đó ba và mấy bác, mấy chú tự làm được mà, sao cứ phải làm phiền người khác như vậy?”- tôi không nhịn được nên hỏi má. Má tôi cười: “Đàn ông mà…”. Đàn ông thì sao chứ? Thời buổi nào rồi mà đàn ông vẫn coi vợ như một thứ công cụ để sai phái? Đàn ông gì mà những chuyện nhỏ xíu như vậy cũng không tự mình làm lấy, phải trông cậy người khác? Bình thường chỉ một mình ba tôi ở nhà thì không sao nhưng mấy ngày Tết, nhìn cảnh tất cả đàn ông sức dài vai rộng trong nhà xúm lại ăn hiếp chị em phụ nữ, tôi thấy thật chướng mắt!


Thế nên tối mùng 2, tôi thu dọn quần áo, nói với má: “Sáng mai con về”. Má tôi chưng hửng: “Sao lại về? Đã hẹn trưa mai qua nhà thằng Sang chơi, không có con, ba má qua làm gì?”. “Vậy thì khỏi qua”- tôi trả lời cụt ngủn. Má tôi trố mắt: “Con sao vậy? Chuyện chồng con là đại sự chớ đâu phải giỡn chơi mà nay vầy, mai khác?”. “Lấy chồng có gì vui đâu mà ba má ép con? Nói thiệt, nhìn thấy ba với mấy bác, mấy chú hổm rày con ngán tới óc o rồi. Tha cho con đi, cho con được sống cuộc sống của con chớ không phải một cổ hai tròng, ở công ty thì bị sếp đì, về nhà thì bị chồng đè đầu cỡi cổ…”.


Lần này thì dẫu má tôi có năn nỉ ỉ ôi; có dọa nạt, giận hờn, tôi cũng quyết chí ra đi. Sáng sớm mùng 3, tôi đón xe về Sài Gòn. Về đến nhà, tôi quăng ba lô xuống đất, lăn ra võng ngủ một giấc tới xế chiều. Trời ơi, cái cảm giác tự do nó hạnh phúc đến không thể nào diễn tả nỗi.


Từ nay đừng ai nhắc chuyện chồng con với tôi nữa. Chừng nào đàn ông ở xứ Việt Nam này thôi ngồi uống rượu, rung đùi, quát tháo, sai phái phụ nữ thì may ra tôi sẽ xem lại suy nghĩ của mình. Lấy chồng có gì vui mà sao các bậc cha mẹ cứ ép uổng con cái mình chui đầu vô rọ như vậy hả trời?


Theo Người lao động




Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

Vui buồn Tết của vợ chồng Ngâu





"Với mình, Tết vô cùng thiêng liêng. Từ trước tới nay, và chắc mãi về sau, dù ở đâu, điều kiện thế nào, Tết mình đều cố gắng về với gia đình. Không thể tưởng tượng được thời khắc đầu năm không được ở cùng những người mình yêu thương sẽ như thế nào", anh Thành, quê Hoài Đức, Hà Nội, chia sẻ.


Anh Thành kể, từ nhỏ tới giờ, anh vẫn luôn thích và mong ngóng đến Tết. Anh nhớ thời thơ ấu, kinh tế gia đình khó khăn nhưng cả nhà đông vui. Anh cùng 3 chị gái và mẹ ríu rít làm bánh, dọn nhà, sắm Tết. "Ngày đó, chỉ đến Tết có quần áo mới, được ăn bánh chưng bánh mật, được đi chúc Tết, nhận lì xì, nên háo hức lắm. Mình nhớ, có lần, ăn một lúc hết luôn chiếc bánh chưng vuông", anh Thành hào hứng kể.


Khi anh lớn lên, các chị gái vào Sài Gòn lập nghiệp rồi lấy chồng trong đó, có khi mấy năm mới về một lần, Tết đến, nhà anh vắng vẻ, không mấy khi được đoàn tụ đông đủ. "Ở nhà còn mỗi bố mẹ và mình, Tết đến mọi việc đều đến tay, từ mùng 1 đến mùng 3 ngày nào cũng làm một mâm cơm gà để cúng tổ tiên, bố mẹ ra vào mong ngóng các con, thấy mệt nhiều hơn vui", anh chia sẻ.


Từ khi anh lấy vợ, Tết lại vui hơn, nhất là khi cậu con trai đầu lòng chào đời. Tuy nhiên, từ khi anh ra nước ngoài, nhà lại vắng vẻ. Anh tưởng tượng bố mẹ sẽ buồn thế nào, vợ vất vả ra sao nếu Tết mình không về, nên dù tốn kém và vất vả, anh luôn cố gắng có mặt ở nhà trước ngày 30.


"2 tuần về sum vầy với gia đình lần nào cũng thấy trôi qua nhanh quá. Về Tết dù không muốn vẫn phải đi lại nhiều, gặp gỡ hết họ hàng, bà con rồi đến bạn bè, không có nhiều thời gian dành cho vợ con, nên lúc đi vẫn thấy thiếu thiếu", anh Thành thổ lộ hôm 27 Tết - khi vừa đáp xuống sân bay từ Hàn Quốc về.


Sau gần 3 tuần về thăm nhà trong dịp nghỉ đông, quay trở lại New York (Mỹ) vào ngày cận Tết trong cái lạnh cắt da -4 độ C, chị Mai nhớ da diết không khí xuân ở quê nhà - nơi chồng và cô con gái gần 3 tuổi đang tưng bừng chuẩn bị Tết.


"Tết người ta sum vầy, còn mình lại đi xa. Nói chung là cũng phải tự 'lên dây cót' tinh thần mỗi khi đi xa thế này, nhất là xa con. Cũng như mọi người, Tết mình chỉ muốn được ở bên gia đình", bà mẹ trẻ chia sẻ.


Đang theo đuổi một khóa học nâng cao chuyên ngành tại Mỹ, chị Mai cho biết, chị vừa từ Mỹ về Việt Nam thăm gia đình 3 tuần vì được nghỉ đông. Thứ hai tuần tới là bắt đầu học kỳ mới nên chị phải quay trở lại Mỹ trong những ngày cuối năm. Đây là Tết đầu tiên chị xa nhà. Dù đã ít nhiều quen với việc gia đình ở xa nhau, vì kết hôn hơn 5 năm thì suốt 4 năm, chồng đi học ở Pháp, chị Mai vẫn cảm thấy trống trải khi không được đón xuân cùng người thân.


Đi xa, người mẹ trẻ nhớ nhất tiếng bi bô của cô con gái. "Rất may có niềm an ủi là sang tháng 3, khi trời bớt lạnh thì hai bố con cháu sẽ sang bên này thăm mình, nên bây giờ cũng không quá buồn khi xa con", chị Mai chia sẻ.


Vui buồn Tết của vợ chồng Ngâu 1

Tết là dịp gia đình đoàn tụ. Ảnh minh họa: Windsorstar. com.



Trong quan niệm của người Việt, Tết là dịp đoàn tụ, và những người xa quê thường nhung nhớ nhất tới người thân trong những ngày này.


Thời điểm này năm ngoái, sau giờ làm, chị Hoài (khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội) tất bật về nhà đón con rồi hai vợ chồng cùng mua hoa, trang trí nhà đón Tết. Năm nay, chồng đi công tác không về, bà mẹ hai con chẳng muốn sắm sửa gì cho tổ ấm riêng, dự định sẽ về quê với ông bà.


Chị Hoài kể, chồng chị là kỹ sư công nghệ, làm việc trong một công ty nước ngoài tại Việt Nam. Vợ chồng chị lấy nhau 7 năm thì 3 năm Tết anh không có mặt ở nhà. Đầu năm nay, anh sang Hàn Quốc làm việc và Tết này không về. Bình thường, ông xã ở đây thì cuối năm hai vợ chồng chị thường cùng nhau đi sắm Tết, về dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Cả nhà sẽ cúng giao thừa tại nhà riêng ở Hà Nội rồi mùng 2 thì về chúc Tết hai bên nội ngoại ở ngoại thành.


"Năm nay không có ai quét mạng nhện, chẳng ai thồ quất về nhà trưng. Mình cũng chẳng buồn chuẩn bị đồ Tết hay trang trí gì, chỉ mua một mâm ngũ quả thôi. Hai nhóc đã gửi về quê với ông bà nội, mẹ thì đợi đi làm và đi trực hết 29 cũng về quê luôn. Anh xã không có nhà, cảm thấy trống trải và thiếu vắng nên cũng không muốn bày biện gì", chị Hoài cho biết.


Lấy chồng 7 năm thì có tới 4 năm ăn Tết xa chồng, chị Hiền (Hoài Đức, Hà Nội) không thể quên cảm giác trống vắng, nhớ nhung mỗi đêm giao thừa.


Chị Hiền cho biết, chồng chị hiện làm việc tại Dubai. Chị ở nhà một mình chăm hai con nhỏ và mẹ chồng đã 83 tuổi. Năm đầu tiên vắng anh, giao thừa, chị ngồi khóc tu tu vì cảm giác tủi thân trống trải. "Những ngày trước đó lu bu quá, một mình lo sắm sửa, chuẩn bị Tết cho gia đình, hai con, một đứa mới 6 tháng, đứa kia gần 2 tuổi. Tới đêm giao thừa, khi mọi việc xong xuôi, nhìn các con ngủ, ngôi nhà vắng lặng, nghe tiếng cười nói chúc tụng từ nhà bên, mình thấy buồn không kể xiết", chị Hiền kể.


Sáng mùng 1, mẹ chồng đi lễ chùa, hai cậu con trai ngồi nhà buồn chán thường theo các bác, anh chị đi chơi, chúc Tết, chỉ còn lại mình chị ở nhà.


"Ngày mùng 1 Tết mình thường thấy rất dài. Mọi người hạn chế ra ngoài, nên cũng không có khách đến chơi. Mình thường nằm xem TV, nhưng đầu óc hay nghĩ ngợi lung tung, có khi nước mắt lăn lúc nào không hay", chị nói.


Bà mẹ 32 tuổi cho hay, cả năm, chị sợ nhất mấy ngày Tết. Hai vợ chồng chị động viên nhau, cố chịu đựng cảnh xa cách vài năm nữa để gây dựng kinh tế, rồi sẽ đoàn tụ lâu dài. "Mình cũng cố an ủi bản thân như vậy để lo Tết cho các con vui vầy, chồng yên tâm làm việc", chị Hiền bộc bạch.


Theo Vnexpress




Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Cái Tết "trốn" khỏi nhà chồng





Thanh Loan lấy chồng hơn bốn năm rồi. Là con gái miền Nam, lấy chồng trai Bắc, chồng là con một, cháu độc đinh của một dòng họ, trước khi về làm dâu, Loan đã nghe rất nhiều lời khuyên, cảnh báo về cái khó, cái khổ của dâu độc nhất. Nhưng yêu nhau quá, cái gì cũng vượt qua được. Loan, từ một cô gái phóng khoáng kiểu miền Nam đã dần học và hòa nhập vào cách sống của nhà chồng bằng những ứng xử khôn khéo, bằng tấm lòng thành và sự đảm đang. Vì người đàn ông mà cô yêu thương, Loan làm được nhiều thứ tưởng chừng không thể. Và Loan dần dà coi Hà Nội là quê hương của mình, gia đình chồng chính là gia đình mình.


Loan thấy bình yên, hạnh phúc. Duy chỉ có một cảm giác Loan không vượt qua được và luôn canh cánh bên lòng, đó là nỗi nhớ nhà. Bốn cái Tết đã trôi qua kể từ lúc làm dâu và ra Bắc sống, Loan vẫn chưa được về thăm lại ngôi nhà thương yêu ở mảnh đất Long An, nơi mà cô sinh ra và lớn lên, đã sống một phần ba đời người, nơi gắn với cô bao kỉ niệm, có cha mẹ và những người ruột thịt thương yêu.


Năm thứ nhất ra, đời sống còn vất vả, công việc chưa ổn định, cố gắng thu xếp mà cuối cùng kế hoạch không thành. Năm thứ hai, cô mang thai, thai bị động và yếu ớt, không thể di chuyển đi xa. Năm thứ ba, con còn nhỏ, chồng mới lên chức và đi công tác xa liên miên. Chỉ có dịp Tết, thì Tết nhất nhà chồng phải làm 5 cái giỗ, một buổi họp mặt gia tộc, chiếm hết các mùng. Đi làm sao được mà đi. Lần lữa ba năm mà cô con gái lấy chồng xa không về thăm cha mẹ được.


Thế là những lời chúc, lời yêu thương, nhớ nhà chỉ có thể bằng những món quà gửi qua đường bưu điện, những tấm ảnh qua mail và những lời chúc qua điện thoại. Cha mẹ Loan buồn, nhớ con, nhưng biết làm sao được. Mỗi người một phận, được này mất kia…


Cái Tết "trốn" khỏi nhà chồng 1


(Ảnh minh họa)


Vậy mà đùng một cái, 26 Tết, gia đình thấy Loan ôm con đứng ngay trước cửa. Cha mẹ hỏi, Loan chỉ nói Loan nhớ nhà quá, không chịu được, nên xin phép chồng và nhà chồng cho Loan về quê ăn Tết một năm.


Tết ở Long An thật vui. Nhà Loan nằm trong một xóm chợ nho nhỏ, trước mặt buôn bán, sau lưng là vườn cây trái. Bà con hàng xóm đoàn kết, gần gũi vô cùng. Những ngày gói bánh Tét, làm mứt, dọn nhà dọn cửa, Loan như sống lại thời con gái rộn ràng. Khỏi phải nói, thằng cu Tuấn con Loan, lần đầu ăn Tết miền Nam, cu cậu tung tăng chơi đùa khắp nơi, nói bằng giọng Bắc trọ trẹ, ai thấy cũng cưng. Cu cậu luôn miệng hỏi mẹ: Mẹ ơi, Tết nhà ngoại vui như vậy mà năm ngoái sao mình hông về? Sao năm nay ba không đi với mẹ con mình?


Ăn một cái Tết ấm áp, vui tươi như những ngày thơ trẻ, đúng mùng 3 Tết, cả nhà Loan lại một phen bất ngờ khi thấy Trung, chồng Loan lù lù xuất hiện trước cửa nhà, lỉnh kỉnh quà cáp. Chúc Tết, tặng quà nhà vợ xong, Trung mới từ từ thưa chuyện, và cả nhà mới vỡ lẽ, hóa ra Loan ôm con về nhà ăn Tết, là do vợ chồng giận nhau. Chuyện vợ chồng, cũng chỉ nói sơ cho mọi người hiểu, để cả nhà yên tâm. Còn lại hai vợ chồng, họ nhìn nhau ngại ngùng. Cuối cùng, Trung lên tiếng trước. Đó là lời xin lỗi chân thành mà anh và gia đình dành cho Loan. Chuyện là thế này…


Có lẽ Loan sẽ mãi là cô dâu hiền thảo, ngoan ngõan và âm thầm chịu đựng nỗi nhớ nhà, xa quê để toàn tâm toàn ý lo cho cái Tết ấm áp của nhà chồng, nếu cô không biết tin từ một người bạn thân. Người bạn ấy, cũng như cô, lấy chồng xa quê, năm, sáu năm chưa về thăm nhà, hẹn rày hẹn lữa, mà chưa thu xếp được. Đùng một cái, năm đó, cha cô bệnh mất ngay dịp trước Tết, cô ở xa không kịp trở tay.


Nỗi hối hận của cô bạn gái đè nặng lên Loan. Cô thấy mình cũng giống cô gái ấy: Vô tâm, thờ ơ với những bậc sinh thành. Cô nhớ ra, cha mẹ mình cũng già và yếu rồi, không biết con sống được bao năm nữa. Thế là, sau mấy năm, lần đầu Loan mở lời hỏi ý chồng, năm nay liệu có thể về quê vợ ăn Tết trong các ngày còn “mùng”. Đáp lại lời Loan, Trung thờ ơ, nói “để thư thư vài năm nữa đi em, con lớn rồi tính, em về mẹ không đồng ý đâu”.


Nghe chồng nói, vừa buồn, vừa thất vọng vì chồng thờ ơ với nỗi niềm của vợ, chị quyết định đem ý định bày tỏ với mẹ chồng. Ai ngờ, mẹ chồng phản ứng: “Tết nhất nhà mình khách khứa đông đúc, vợ chồng kéo nhau đi thì ai mà tiếp khách. Nhà có bố mẹ và hai vợ chồng, chúng mày về thì ăn Tết với ai? Nhà này chưa bao giờ có tiền lệ không ăn Tết nhà cả con ạ!”.


Mấy đêm nằm suy nghĩ, Loan thấy mình đã làm trọn hết trách nhiệm một người vợ, con dâu, thế mà nhà chồng hoàn toàn không thấu hiểu cho mình. Cô còn phải có trách nhiệm với cha mẹ ruột, những người đã sinh thành ra mình, chồng cô cũng phải có trách nhiệm và tình yêu thương với nhà vợ chứ! Loan đã nhận ra cái sai của chính mình, là chỉ biết âm thầm cống hiến cho gia đình, mà không hướng chồng đến tình cảm, trách nhiệm dành cho cha mẹ mình bấy lâu.


Sáng hôm ấy, gọi về nhà, nghe mẹ nói cha đang ốm, Loan quyết định đặt vé bay vào ngay. Cô để lại một lá thư, nói hết suy nghĩ với chồng, đồng thời gửi lời xin lỗi bố mẹ chồng vì hành động của mình, nhưng cô quá nhớ nhà, cha mẹ đang ốm, cô không thể làm khác. Biết được sự việc chỉ sau khi con dâu đi, bố chồng và bác chồng đã mắng cho mẹ chồng cùng chồng Loan một trận vì những hành xử thiếu tệ nhị. Đồng thời, mọi người cũng nhận ra cái sai của mình, là chỉ biết cho gia đình mình, quên mất những tâm tư tình cảm của Loan. Chỉ mấy ngày Tết Loan vắng nhà, chồng Loan đã hiểu ra rất nhiều điều. Vì vậy, ngay mùng 3, chồng Loan đã đặt vé vào Nam, đón vợ con về.


Sau Tết, đưa Loan và con ra Bắc, chồng Loan thì thầm: Tết năm sau, em không phải “trốn” như thế nữa, anh sẽ đưa mẹ con vào Nam ăn Tết với ba mẹ, em nhé!”.


Theo Afamily




Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

Xót vợ... hàng xóm





Trong khi tôi cũng đầu tắt mặt tối với đủ thứ công việc không tên, mà chẳng bao giờ thấy ông ấy xót thương. Thế mới tức!


Xót vợ... hàng xóm 1


Sáng nọ, mới mở mắt dậy đã thấy ông ấy đứng tần ngần trước cửa nhìn cô Đào, hàng xóm cạnh nhà tôi, dắt xe ra chở 2 đứa con đến trường. Ông ấy hỏi: “Anh nhà đâu mà cô phải vất vả thế?”, cô Đào đáp: “Nhà em bận công tác cả tuần nay, nên việc gì cũng đến tay em hết”. Ông ấy xuýt xoa: “Chà, sao phụ nữ khổ thân thế!?”. Tôi cất giọng, nhờ ông đánh thức 2 đứa con để chúng kịp đi học, trong khi tôi phải “tay nem tay chạo” chuẩn bị bữa sáng cho 3 bố con.


Ông thản nhiên: “Anh tập mấy bài thể dục cho tỉnh táo, em gọi giùm anh một chút”. Tôi lại nhờ ông phơi đống quần áo trong máy giặt, ông vẫn tỉnh bơ: “Cứ từ từ, chuyện đâu có đó!”. Thấy mặt mày tôi bắt đầu... căng thẳng, ông miễn cưỡng bước vào: “Em cứ nhìn sang nhà hàng xóm coi, mấy bà ấy đảm đang, lo liệu hết mọi chuyện trong nhà mà có thấy ca thán gì đâu?”.


Vì đang bận nấu nướng nên tôi không muốn đôi co, nhưng lấy làm tức lắm!


Hôm sau, vừa mở mắt dậy đã lại nghe ông ấy “hóng hớt” với cô Xuân ở nhà đối diện: “Em dậy từ lúc nào mà giờ đã đi chợ xong xuôi rồi?”, cô Xuân đáp: “Nhà có con nhỏ nên em phải dậy từ 5 giờ sáng thì mới làm xong mọi việc, kịp đi làm”. “Thế ông ấy làm gì mà không giúp em?”, ông ấy lại hỏi, nghe cái giọng thật... đáng ghét! Cô Xuân lại trả lời: “Nhà em mấy đêm nay toàn làm việc khuya, sáng để anh ấy ngủ nướng một ít cho đỡ mệt”. Chồng tôi lại xuýt xoa: “Khổ thân, chẳng lẽ chuyện lớn chuyện nhỏ gì cũng đến tay em hết sao?”. Cô Xuân im bặt, ông ấy có lẽ cũng... cụt hứng, đóng cổng bước vào nhà.










Xót vợ... hàng xóm 2




Tôi bước ra hỏi ông: “Chuyện gì mà mới sáng sớm đã “sôi nổi” thế?”. Ông cười: “Thấy mấy cô phụ nữ ở xóm mình đảm đang ghê! Công việc vất vả thế mà chẳng ai kêu ca gì. Còn em, hở tí là lại bảo anh lười với nhác! Anh còn phải chuyên tâm lo “đại cục”, những việc lặt vặt ở nhà em làm đỡ anh một chút không được sao?”. Nghe thế, tôi tức khí: “Sao anh không xót cho vợ anh đây nè? Em còn đầu tắt mặt tối hơn mấy cô đó, lại còn phải đi làm để đóng góp tới một nửa “ngân sách” cho gia đình. Anh không tự đặt ra tình huống, ngộ lỡ em đổ bệnh, nằm ra đó thì cha con anh sẽ ra sao?”. Ông lại cười: “Thì đến lúc đó hẵng hay, giờ em đang khỏe như vâm ấy mà!...”.


Thật ra, chuyện ông chồng tôi hay tọc mạch việc nhà hàng xóm không phải đến giờ mới có, nhưng tôi không thể “làm quen” được với cái “kiểu” này. Tôi đem chuyện đến kể với mấy chị đồng nghiệp ở cơ quan, ai cũng “khen” tôi giỏi nhịn, chứ vào tay mấy chị ấy thì... Chị trưởng phòng còn kể cho tôi nghe câu chuyện của nước ngoài, đại loại là có một anh chàng vào quán ăn với vợ mà cứ chằm chằm nhìn sang cô gái ngồi bàn đối diện. Người đàn ông đi cùng cô gái lấy làm khó chịu, bèn cất tiếng hỏi: “Anh thấy món ăn bên bàn tôi ngon hơn hay sao vậy?”.


Anh chàng ngượng chín mặt, nhưng vẫn gượng gạo trả lời: “Không, tôi thấy có một con ruồi cứ bay xung quanh bàn của ông”. Người đàn ông kia nghiêm mặt: “Tôi nuôi con ruồi đó để làm... lính canh, bảo về cho cô vợ xinh đẹp của tôi đấy. Hễ ai mà đụng đến cô ấy là con ruồi sẽ bay tới, đậu vào mắt của kẻ ấy và kẻ ấy lập tức sẽ bị... mù ngay lập tức!”. Anh chàng từ đó không dám nhìn nghiêng nhìn ngửa nữa. Tôi về, kể lại câu chuyện trên cho ông chồng. Không biết ông có nhận ra “thâm ý” của tôi không, nhưng từ đó, ông không còn ra “hóng hớt” với mấy cô hàng xóm nữa.


Sáng nay, khi tôi vừa bê mâm đồ ăn sáng dọn lên bàn, ông ấy cười bẽn lẽn: “Vợ anh đúng là vất vả chẳng thua gì... mấy cô hàng xóm!”.


Theo Thụy Miên


PNVN




Thứ Bảy, 25 tháng 1, 2014

Loại căng thẳng có lợi cho hôn nhân





Loại căng thẳng có lợi cho hôn nhân 1


1. Căng “chuyện ấy”


Khi bạn mong ngóng ông xã và anh ấy cũng vậy, thì hết sức tự nhiên, những tín hiệu căng thẳng sinh lý sẽ thúc đẩy hai người có nhu cầu gặp gỡ.


Chúng ta thường nghĩ đến gần gũi thể xác là điều gì đó thật lãng mạn, bỏ qua một thực tế nó là nhu cầu rất bản năng của con người. Lợi dụng điều này, thi thoảng hãy tách nhau ra để thổi bùng lên ngọn lửa gối chăn. Có điều, đừng cấm vận nhau như một cách để đạt được điều mình muốn hay trừng phạt vì người kia làm bạn không vui.


2. Căng thẳng trong xung đột


Nếu các bạn cuối cùng cũng cãi nhau về việc anh ấy mãi không chịu thay cái bóng đèn đã cháy thì điều này rất tốt. Xung đột không luôn xấu, phơi bày cảm xúc trước đối phương là một cách tự giải tỏa tâm lý, cũng là cho hai người cơ hội hiểu nhau hơn. Cứ để những bất đồng tồn tại ngấm ngầm mới là đầu độc hôn nhân của bạn.


3. Căng thẳng trong việc làm cha mẹ


Đối với công việc làm cha mẹ, cả hai người phải trên cùng một chiếc thuyền. Cùng cách nuôi dạy con có nghĩa là hai người đã san sẻ được thử thách. Cùng nhau bước qua khó khăn vất vả, chăm sóc em bé, dạy dỗ con cái tuổi ổi ương... sẽ đưa vợ chồng lại gần nhau hơn. Những căng thẳng, vất vả ấy đáng thử. Sau đó, hãy bên nhau nhấm nháp ly rượu vang hay cùng dùng một bữa tối lãng mạn khi các con đã về giường, để sự kết nối giữa hai người trở nên sâu sắc hơn.


4. Căng thẳng trong giao tiếp xã hội


Bạn luôn thích giao du rộng nhưng anh ấy lại là người khép kín, hai người hay có những bất đồng về việc nên đi gặp gỡ bạn bè bao nhiêu là đủ. Các bạn là điển hình của mẫu “cặp đôi trái dấu”, và đừng ngại, trái dấu thường hút nhau. Hãy tìm kiếm sự cân bằng theo cách bổ sung cho nhau những gì nửa kia khuyết thiếu, bạn thêm gia vị sôi động cho cuộc sống trầm lặng của anh ấy và anh ấy giúp bạn tĩnh tâm những lúc bạn cần.


5. Căng thẳng tài chính


Khi phải nói chuyện tài chính, các cặp đôi còn cảm thấy khó khăn hơn là thảo luận để hòa hợp yêu đương. Khi một người hay tiêu hoang còn người kia tính tiết kiệm, hãy dùng đến “sự căng thẳng về tài chính” để tạo ra cán cân thăng bằng tốt hơn giữa sự hưởng thụ cuộc sống bây giờ và kế hoạch tương lai khi chẳng may sa cơ lỡ vận.


Nói với nửa kia rằng “hãy tưởng tượng nếu một ngày chúng ta lâm vào cảnh này”, và nhìn vào ngân sách gia đình, như vậy bạn sẽ lên được kế hoạch chi tiêu tốt cho 1 tháng hay 1 năm sắp tới. Đưa ra những mục tiêu và cùng lao động để đạt được, các bạn sẽ thấy đang ở chung chiến thuyền và gắn bó với nhau hơn.


Theo WD/Dân Trí




Liên Kết Web

Nguon Tin Viet

Nguồn Tin Mới

  • Trong hơn hai năm trở lại đây, thế giới công nghệ đã chứng kiến việc bắt giữ năm CEO nổi tiếng liên quan đến các nền tảng họ sáng lập và điều hành. Gần đ...
  • Truyền Thuyết Thánh Gióng #BachKhoaThu #LichSu #ThanhGiong #kechuyenchobe https://youtu.be/BaPKSYL3mFw
  • Doanh nghiệp ở TP HCM đặt hàng nhà khoa học nghiên cứu kỹ thuật trồng nấm mối đen ứng dụng công nghệ IoT giúp chủ động giám sát các chỉ số môi trường nê...
  • *Ngủ đủ giấc, uống đủ nước, thiết lập thói quen thoa kem chống nắng từ tuổi 20 để có làn da căng bóng, mịn màng ở tuổi 40, 50.* 1. Thoa kem chống nắ...
  • Không chỉ có kết quả kinh doanh kém sắc, chất lượng tài sản của Công ty TNHH Keppel Land Việt Nam cũng ở tình trạng rất xấu khi hầu hết tài sản nằm ở cá...
  • Nếu bạn muốn có mái tóc khỏe nhất, bóng mượt nhất và bộ móng chắc khỏe nhất, thì sức khỏe của tóc và móng có mối liên hệ với nhau, nghĩa là bạn có thể...
  • - *Wed, 18:05*: Bán tên miền - Tên miền đẹp cho lĩnh vưc giáo dục, IT. https://t.co/dOLfqMeY72
  • Hoa cỏ dại.
  • Ngọc “miu” đóng vai trò là người tình của Văn kính Dương, đồng thời mắt xích quan trọng trong vụ án sản xuất ma túy do Văn Kính Dương cầm đầu . Chiều ...
  • Nếu như trong bếp nhà bạn chưa từng xuất hiệu cải cầu vồng, thì bây giờ chính là thời gian để thử nghiệm loại rau mới này. Phổ biến như cải xoăn, cải cầu ...
  • *Điểm du lịch tại Đài Loan sẽ là sự lựa chọn thú vị giành cho những bạn yêu thích vẻ đẹp thiên nhiên pha lẫn nét hiện đại.* *1. Công viên quốc gia Taroko*...
  • Cẩn thận kẻo ngộ độc khi ăn cherry *Cherry có giá khá đắt và thường mọi người phải mua ở các siêu thị lớn. Cherry ngon và bổ, thêm giá đắt đỏ nên được coi...
  • [image: Image may contain: 1 person, smiling, closeup] Người mẫu facebook
  • [image: ngoc trinh] Source : Tuyetsac,Com
  • Tử đằng - Wisteria floribunda ,WIS00085 http://ift.tt/1n55SqV
  • Blake Lively sinh ngày 25/08/1987 tại California, Mỹ. Cô là diễn viên, người mẫu nổi tiếng của nước này. Một số phim có sự tham gia của Blake Livel...
  • Dịch vụ tiểu blog (micro-blogging)Tumblr vừa nhận được khoản đầu tư tài chính trị giá 85 triệu USD từ Greylock Partners và Union Square Ventures, và đượ...

TruyenThongViet