Vợ ơi, hãy nghĩ lại đi em!
Vậy mà lắm lúc em làm anh sượng vô cùng, thường mặt nặng mày nhẹ với bà con khi có việc được nhờ… Nhớ hồi mẹ anh lên thành phố chữa bệnh, em lấy cớ bận việc, bận con nhỏ chẳng dành được một buổi để vào thăm mẹ. Đã vậy, em cũng chẳng lo cơm nước, mặc chị dâu chăm cho mẹ từng bữa ăn. Có em cháu dưới quê lên, em lấy cớ con mở ti vi hao điện, tắm hao nước để nạt nộ, làm mọi người ngại ngùng. Có bà con đến chơi, em mua đồ ăn về rồi kể lể nào là món này mắc, món kia khó tìm… khiến ai ăn bữa cơm của em cũng khó nuốt. Lúc nói chuyện với bạn bè, em hay kể xấu họ hàng nhà chồng, nào là nhà quê, thiếu hiểu biết…
Mỗi lần thấy vậy, anh góp ý thì em lu loa, nào là em sống vì cái gia đình này, vì cha con anh, không khéo nhà mình trở thành nhà trọ… Anh nói sao em cũng không nghe. Nhất là khi em đối xử với họ hàng bên em cũng thế thì anh không còn lý do gì để góp ý nữa. Anh nhớ mấy năm trước, một đứa cháu của em vào thành phố học đại học, thấy nhà mình gần trường, anh đề nghị cho cháu ở lại để nhà đông vui, em nhất quyết không nghe. Ngờ đâu, anh tình cờ nghe vợ chồng anh hàng xóm nói với nhau, em từ chối vì ngại đem “rơm” để gần “lửa”. Cái “cảnh giác” cao độ đó của em còn dai dẳng mãi, đến độ hai đứa em gái của em vào ở cũng bị em “hành tỏi” đủ thứ, nào là không được mặc áo hở ngực, không được mặc quần ngắn, không được vào phòng… Mà anh xem các em khác nào em ruột, ai lại “lăn tăn” như thế…
Không chỉ vậy, em còn có những suy nghĩ, hành vi kỳ quặc khác nữa. Khi đứa em lớn vừa ra trường, mới xin được việc làm, em đã “gần xa” việc “trả ơn”, mà trong thời gian ở với gia đình mình, con bé cũng đã vất vả trông cháu, chăm sóc nhà cửa chứ có phải vô công? Đứa sau còn đang đi học, hôm nào bận việc em lại bắt phải nghỉ học trông cháu, bất kể lý do; con bé dẫu không muốn nhưng không dám cãi. Khi có môn phải học lại do vắng nhiều buổi quá, phải xin tiền đóng thêm thì em nặng nhẹ, nói toàn những lời khó nghe… Những việc như vậy, anh góp ý em đều để ngoài tai.
Em ơi, ở đời luôn có nhân có quả. Em cho gì thì nhận lại được điều tương ứng. Như với các em, nếu em tận tình chăm sóc, thương yêu, đừng kể công, hẳn các em cũng tự thấy mình phải có nghĩa vụ trả ơn cho anh chị. Còn đàng này, em tỏ ra ban ơn nhưng kỳ thực là chẳng cho không các em ấy được bao nhiêu thì đòi hỏi các em trả ơn cho em thế nào đây? Thậm chí, anh còn e có lúc “tức nước vỡ bờ”, chẳng những không còn ơn nghĩa mà sinh oán hận cũng nên.
Hãy nghĩ lại đi em! Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình!
Theo Ngô Đồng Vũ
PNO
0 nhận xét:
Đăng nhận xét