Làm gì khi bạn đời 'vung tay quá trán'?
Khi nửa kia của bạn có thói quen chi tiêu mạnh tay và hoang phí, tình hình kinh tế chung của gia đình sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bạn nên nắm quyền kiểm soát nếu không muốn ngân sách của nhà rỗng.
1. Giành quyền kiểm soát tài chính gia đình
Một trong những cách đầu tiên để đối mặt với việc nửa kia luôn vung tay quá trán là giành quyền kiểm soát tài chính gia đình. Tuy nhiên, điều này cũng cần sự đồng ý của nửa kia. Nếu họ không thừa nhận rằng mình không thể quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn sẽ rất khó khăn để làm việc này. Hoặc ngược lại, họ có thể rất thoải mái trao lại trọng trách này cho bạn.
Ảnh: galloconsulting.com. |
2. Không phê phán nửa kia
Hãy cố gắng kiềm chế đừng phàn nàn hay lên án nửa kia vì thói quen chi tiêu của họ. Việc này sẽ chỉ khiến họ không hợp tác và khó thay đổi. Thay vào đó, hãy đề cập đến vấn đề này thật tế nhị và trung lập, bạn có thể nói “Chúng ta cần xem xét lại chi tiêu trong tháng” hoặc “Chúng ta cần lập ngân sách chi tiêu, anh giúp em chứ?”.
3. Xem xét lại chi tiêu cá nhân
Hãy cân nhắc lại chi tiêu của bản thân để xem liệu bạn có chi tiêu lãng phí hay không. Có thể bạn không hoang phí như nửa kia nhưng bạn không thể hy vọng họ cải thiện tình hình nếu như bạn cũng là người góp phần gây thâm hụt ngân sách gia đình. Nếu vậy thì bạn cần xem xét lại cách tiêu tiền của mình trước.
4. Thỏa thuận về giới hạn chi tiêu
Một điều rất cần thiết đó là hãy cùng thỏa thuận với nửa kia về một khoản chi tiêu nhất định cho những mục đích không quan trọng bởi việc ưu tiên hàng đầu của bạn là chi trả cho các hóa đơn cố định hàng tháng như tiền nhà, tiền điện...
5. Kế hoạch cho tương lai
Bạn hãy đưa ra một lý do để giúp nửa kia có động lực tiết kiệm chi tiêu. Chẳng hạn như, bạn và nửa kia lên kế hoạch mua nhà trong tương lai, hãy giúp họ hiểu rằng bạn sẽ không thể thực hiện kế hoạch đó nếu tiếp tục hoang phí. Với những mục tiêu cụ thể, tình hình có thể được cải thiện rõ rệt.
6. Trợ cấp chi tiêu
Nếu hai bên đạt được sự đồng thuận chung, một người sẽ chịu trách nhiệm chi tiêu trong gia đình, nửa kia sẽ được cấp một khoản nhất định để chi tiêu hàng tháng. Cách này có vẻ hơi “trẻ con” nhưng lại rất có ích để thắt chặt hầu bao.
7. Chấp nhận lẫn nhau
Nếu tình hình kinh tế của hai bạn ổn định và cùng đóng góp chi tiêu ngang nhau, việc tiêu tiền thế nào là phụ thuộc quyết định của mỗi người. Trong trường hợp đó, hãy học cách chấp nhận sự khác biệt trong quan điểm chi tiêu của "nửa kia" để tránh xảy ra mâu thuẫn không đáng có.
Thanh Mai (theo allwomenstalk)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét