"Quý ông" tuổi 70 và quy luật "con số 9"
Ảnh minh họa
|
Kết quả này là một minh chứng hùng hồn nữa cho thấy, hoạt động tình dục có ý nghĩa lớn đến đời sống của các cụ, cả về tâm lý lẫn thể chất đến thế nào.
Kinh nghiệm dân gian hoàn toàn có lý khi đúc kết đàn ông chỉ hết ham muốn khi… “nằm xuống ba tấc đất”. Thực tế xã hội hiện đại đã chứng minh, nhiều cụ ông đến tuổi thất thập cổ lai hy vẫn tiếp tục “yêu” và thậm chí sinh con. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, các chuyên gia khuyên các cụ nên tham khảo quy luật “con số 9” để sinh hoạt tình dục điều độ, đảm bảo sức khỏe.
Theo chuyên gia tư vấn Vũ Kim Khôi, thì quy luật “con số 9” là cách tính toán tần suất quan hệ được áp dụng chung cho nam giới. Đối với các cụ ông đã bước qua ngưỡng tuổi 70 thì mật độ sinh hoạt tình dục duy trì lý tưởng nhất là 3 lần/6 tuần (theo công thức 9x7=63 – PV). Sở dĩ nên áp dụng công thức này, là bởi ở độ tuổi 70, cơ thể con người đã lão hóa, hư suy. Thời gian hồi phục cho mỗi lần quan hệ, vì vây đòi hỏi phải dài hơn nhiều những tháng năm trai trẻ.
Xuất phát từ thực tiễn đó, thì việc áp dụng quy luật “con số 9” một cách triệt để ở độ tuổi này cũng là một cách nhắc nhở các cụ không nên quá tự tin vào khả năng của mình. Sự thực, sau những trải nghiệm tích lũy trong cuộc đời, phần lớn các cụ ông ở độ tuổi này còn duy trì khả năng tình dục thường có thời gian quan hệ dài. Do đó, sẽ rất nguy hiểm nếu các cụ “ngộ nhận” thời gian dài gắn liền với mật độ dày. Điều này sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng về sức khỏe.
Với một số trường hợp cá biệt, cụ ông có tình trạng thể chất đặc biệt, thì quy luật “con số 9” có thể “co giãn” một chút, nghĩa là tần suất quan hệ thực tế có thể cao hơn mức 3 lần/6 tuần một chút. Tuy nhiên, ngay cả với những trường hợp này, thì việc “phá rào” cũng không nên diễn ra thường xuyên, đồng thời cần phải được theo dõi, chấm dứt ngay nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện trục trặc. Thông thường, các nhà khoa học tin rằng, sức khỏe thể hiện vài ngày sau khi quan hệ của các cụ ông độ tuổi 70 sẽ là yếu tố đánh giá chính xác nhất khả năng tuân thủ quy luật “con số 9” của họ có cần đạt mức tuyệt đối hay không.
H.T (t/h)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét