Vợ chồng thời phong kiến - cận đại - Lao động
Trung Quốc trong chế độ phong kiến, quy phạm luật hôn nhân gia đình lẫn lộn với các quy phạm pháp luật khác, trong rất nhiều phương diện phải nhờ vào các quy phạm khác của xã hội bổ sung, nhưng tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ gia trưởng phong kiến lấy phụ quyền làm trung tâm thì vẫn truyền từ đời này sang đời khác, cha mẹ đối với con cái, gia trưởng đối với vợ nô lệ có quyền rất lớn, cho sống chết, cho hay thu lại của cải.
Người phụ nữ Trung Quốc hiện đại. |
Cửu chương luật (Luật 9 chương) do Tiêu Hà triều Hán soạn, trong chương Hộ luật bao gồm nội dung về hôn nhân, quy định nam lấy vợ lẽ là hợp pháp, “7 điều bác bỏ” nói lý do chồng bỏ vợ, còn người vợ tự ý cải giá hoặc chồng chết chưa chôn mà cải giá đều bị “bỏ chợ” (chém đầu phơi thây giữa chợ). Cũng là hành vi thông dâm, cách xử phạt đối với nam và nữ rất không công bằng. Chồng thông dâm với vợ người khác thì chỉ bị đánh đòn, còn vợ thông dâm với người khác thì bị xử chém. Theo nhà nghiên cứu Đàm Đại Chính (Trung Quốc), thời Tam Quốc, Lưỡng Tấn, Nam Bắc Triều cơ bản thừa kế luật nhà Hán, có tăng giảm đôi chút.
Vĩnh Huy pháp sơ (Luật Đường) do Đường Cao Tông Vĩnh Huy ban bố năm 651 là một bộ luật hoàn chỉnh nhất của thời phong kiến Trung Quốc còn giữ được. Nó bảo vệ toàn diện loại hôn nhân mua bán, bao biện phong kiến (do cha mẹ làm chủ). Nam nữ thành hôn phải có thủ tục “giấy kết hôn”, và lấy “thất xuất” và “nghĩa tuyệt” làm điều kiện ly hôn. “Thất xuất” là bảy loại lý do nhà chồng thời xưa nêu ra để bỏ vợ, bắt nguồn từ thời Xuân Thu, xã hội phong kiến tiếp tục vận dụng. Bảy lý do là: Không con, dâm dật, không thờ cha mẹ chồng, lắm lời, trộm cắp, ghen tỵ, bệnh hiểm nghèo. “Nghĩa tuyệt” ý nói vợ chồng hai bên đánh lộn nhau, giết chóc nhau, không còn tình nghĩa, nên phải ly hôn.
Trong Luật Đường, địa vị vợ chồng không bình đẳng. “Sống chung tất có tôn trưởng”, gia trưởng trong gia đình có quyền chi phối rất lớn. Chồng lấy vợ lẽ là hợp pháp, nhưng thê thiếp phân biệt nghiêm ngặt. Người lấy thê (vợ) làm thiếp (vợ lẽ), lấy tì (đầy tớ) làm thê (vợ), lấy thiếp (vợ lẽ) làm thê (vợ), lấy tì (đầy tớ) làm thê (vợ lẽ) đều bị đánh đòn.
Sau thời Đường, các thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh, luật cụ thể tuy có thay đổi, nhưng tinh thần nam tôn nữ ty, chế độ gia trưởng trước sau không đổi. Đến bộ luật cuối cùng của lịch sử cổ đại Trung Quốc – Luật Thanh – trên quan hệ hôn nhân gia đình đều lấy sức cưỡng chế của pháp luật để bảo hộ cương thường truyền thống trung với vua, hiếu với cha mẹ và sự thống trị của chủ nghĩa gia tộc, nữ không có quyền hôn nhân tự chủ, “cưới gả do ông bà, cha mẹ định đoạt chủ hôn”, nam đã có vợ lấy vợ lẽ hoàn toàn hợp pháp.
Ở châu Âu thời Cận đại, các quốc gia phong kiến rất nhiều, luật pháp về chế độ hôn nhân, gia đình rất không thống nhất, chủ yếu theo tập quán, luật giáo hội và luật La Mã… Cũng theo nhà nghiên cứu Đàm Đại Chính, giáo hội cho rằng gia đình với chế độ gia trưởng là hình thức gia đình vĩnh viễn không thay đổi, do thượng đế sắp đặt. Giáo hội chủ trương chủ nghĩa cấm dục, cho rằng tình yêu tình dục bản thân vốn không trong sạch và là tội ác, cho phép kết hôn chỉ là một kiểu nhượng bộ để sinh ra đời sau và tránh dâm loạn, nên xem nó là “một loại tội lỗi phải bổ khuyết”. Quan niệm này đã thống trị châu Âu mấy trăm năm, mãi đến thời văn hóa Phục hưng mới bị công kích mạnh mẽ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét