Loại căng thẳng có lợi cho hôn nhân
1. Căng “chuyện ấy”
Khi bạn mong ngóng ông xã và anh ấy cũng vậy, thì hết sức tự nhiên, những tín hiệu căng thẳng sinh lý sẽ thúc đẩy hai người có nhu cầu gặp gỡ.
Chúng ta thường nghĩ đến gần gũi thể xác là điều gì đó thật lãng mạn, bỏ qua một thực tế nó là nhu cầu rất bản năng của con người. Lợi dụng điều này, thi thoảng hãy tách nhau ra để thổi bùng lên ngọn lửa gối chăn. Có điều, đừng cấm vận nhau như một cách để đạt được điều mình muốn hay trừng phạt vì người kia làm bạn không vui.
2. Căng thẳng trong xung đột
Nếu các bạn cuối cùng cũng cãi nhau về việc anh ấy mãi không chịu thay cái bóng đèn đã cháy thì điều này rất tốt. Xung đột không luôn xấu, phơi bày cảm xúc trước đối phương là một cách tự giải tỏa tâm lý, cũng là cho hai người cơ hội hiểu nhau hơn. Cứ để những bất đồng tồn tại ngấm ngầm mới là đầu độc hôn nhân của bạn.
3. Căng thẳng trong việc làm cha mẹ
Đối với công việc làm cha mẹ, cả hai người phải trên cùng một chiếc thuyền. Cùng cách nuôi dạy con có nghĩa là hai người đã san sẻ được thử thách. Cùng nhau bước qua khó khăn vất vả, chăm sóc em bé, dạy dỗ con cái tuổi ổi ương... sẽ đưa vợ chồng lại gần nhau hơn. Những căng thẳng, vất vả ấy đáng thử. Sau đó, hãy bên nhau nhấm nháp ly rượu vang hay cùng dùng một bữa tối lãng mạn khi các con đã về giường, để sự kết nối giữa hai người trở nên sâu sắc hơn.
4. Căng thẳng trong giao tiếp xã hội
Bạn luôn thích giao du rộng nhưng anh ấy lại là người khép kín, hai người hay có những bất đồng về việc nên đi gặp gỡ bạn bè bao nhiêu là đủ. Các bạn là điển hình của mẫu “cặp đôi trái dấu”, và đừng ngại, trái dấu thường hút nhau. Hãy tìm kiếm sự cân bằng theo cách bổ sung cho nhau những gì nửa kia khuyết thiếu, bạn thêm gia vị sôi động cho cuộc sống trầm lặng của anh ấy và anh ấy giúp bạn tĩnh tâm những lúc bạn cần.
5. Căng thẳng tài chính
Khi phải nói chuyện tài chính, các cặp đôi còn cảm thấy khó khăn hơn là thảo luận để hòa hợp yêu đương. Khi một người hay tiêu hoang còn người kia tính tiết kiệm, hãy dùng đến “sự căng thẳng về tài chính” để tạo ra cán cân thăng bằng tốt hơn giữa sự hưởng thụ cuộc sống bây giờ và kế hoạch tương lai khi chẳng may sa cơ lỡ vận.
Nói với nửa kia rằng “hãy tưởng tượng nếu một ngày chúng ta lâm vào cảnh này”, và nhìn vào ngân sách gia đình, như vậy bạn sẽ lên được kế hoạch chi tiêu tốt cho 1 tháng hay 1 năm sắp tới. Đưa ra những mục tiêu và cùng lao động để đạt được, các bạn sẽ thấy đang ở chung chiến thuyền và gắn bó với nhau hơn.
Theo WD/Dân Trí
0 nhận xét:
Đăng nhận xét